HOW LEGACY PLANNING WORKS
Gìn Giữ Những Di Sản Vàng
Deluxe Vietnam 23 tháng 04,2024
Theo truyền thống, quá trình lập kế hoạch chuyển giao tài sản cho người thân sau khi bạn qua đời được gọi là lập kế hoạch di sản. Nhìn chung, để bắt đầu suy tính về một kế hoạch phân bổ tài sàn thừa kế tiềm năng, bạn hãy liên hệ trao đổi với một cố vấn tài chính đáng tin cậy sẽ giúp bạn giám sát và thực hiện toàn bộ quá trình chuyển giao phức tạp này.
KẾ HOẠCH DI SẢN LÀ GÌ?
C
hiến lược quy hoạch di sản điển hình xoay quanh việc lập kế hoạch chuyển giao tài sản và của cải từ bạn sang người thừa kế. Tùy thuộc vào quy mô tài sản mà bạn sở hữu, kế hoạch này có thể rất đơn giản hoặc rất phức tạp. Một số gia đình còn yêu cầu đưa thêm yếu tố trừu tượng hơn, bao gồm việc thảo luận về những giá trị tinh thần mà họ muốn truyền đạt lại cho những người thừa kế, hoặc tạo ra một câu chuyện gia đình ấn tượng vượt ra ngoài khuôn khổ bất động sản hoặc tiền mặt. Họ cũng có thể đặt trọng tâm vào các hoạt động từ thiện ý nghĩa. Quá trình này có thể kéo dài và đòi hỏi nhiều công sức, tất cả là để đảm bảo bạn hài lòng với sự phân bố tài sản của mình.TẠI SAO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH DI SẢN LẠI QUAN TRỌNG?
Việc chuyển giao tài sản cho người thụ hưởng khác thường không hề đơn giản. Chỉ riêng việc giải quyết thủ tục chứng thực di chúc có thể mất nhiều tháng, đôi khi nhiều năm. Do đó, nhiều kế hoạch di sản sẽ được lập dựa trên quỹ tín thác để tránh hoàn toàn quá trình chứng thực di chúc. Bạn có thể đáp ứng các nhu cầu cụ thể hơn trong kế hoạch của mình bằng cách sử dụng các loại quỹ tín thác khác nhau.
Dù bạn sử dụng chiến lược nào, việc làm việc với chuyên gia tài chính là một sự lựa chọn thông minh. Đối với một kế hoạch di sản điển hình, việc tìm kiếm luật sư lập giỏi về chuyên môn lập kế hoạch di sản có thể giúp bạn chuẩn bị chu đáo các tài liệu như di chúc và quỹ tín thác. Vì đây là một quá trình toàn diện nên việc tìm một cố vấn tài chính cũng là một phương án thường được cân nhắc. Cố vấn ấy có thể giúp bạn sắp xếp các khoản đầu tư và xây dựng kế hoạch tài chính, đảm bảo di sản tài chính vững chắc cho con cháu bạn, đồng thời tính toán sao cho số tài sản để lại là nhiều nhất sau khi trừ các loại thuế thừa kế.
BẮT TAY VÀO LẬP KẾ HOẠCH THỪA KẾ
Nhìn chung, bước đầu tiên trong bất kỳ quy trình lập kế hoạch di sản nào là thu thập thông tin. Hãy liệt kê một danh sách tất cả tài sản của mình và nơi chúng được lưu giữ, bao gồm từ tài khoản đầu tư, bất động sản đến bảo hiểm.
Tiếp đến, hãy trả lời các câu hỏi: bạn có muốn để lại tài sản của mình và các tài sản khác cho ai đó cụ thể không? Bạn có quan tâm đến việc quyên góp một phần cho tổ chức từ thiện không? Bạn có bất kỳ ưu tiên cụ thể nào liên quan đến việc chăm sóc y tế của mình không? Có ý tưởng sơ bộ về những điều này khi bắt đầu quá trình sẽ giúp hợp lý hóa mọi thứ.
Tiếp theo, rất có thể bạn sẽ cần tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia. Mỗi người đều có tình hình tài chính cũng như nhu cầu phân chia quyền thừa kế khác nhau, vì vậy sẽ không có hai kế hoạch kế thừa nào giống hệt nhau. Hơn nữa, bạn phải tuân theo các luật và quy định thuế riêng biệt tùy thuộc vào nơi bạn sống, tình trạng hôn nhân và con cái, cùng với mức độ giàu có của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ luật pháp địa phương liên quan đến chứng thực di chúc, thuế và nhiều mặt khác.
Những điều này chính là nguyên nhân tại sao việc nhận trợ giúp từ một người chuyên nghiệp lại quan trọng. Cách tốt nhất là bạn nên trao đổi mọi việc với cố vấn tài chính hoặc một số luật sư cũng có thể giúp bạn soạn thảo một kế hoạch đầy đủ, nhưng chỉ có các cố vấn tài chính mới có thể giúp bạn có được bức tranh tài chính đầy đủ.
Thông thường, cố vấn sẽ khuyên bạn nên sắp xếp một cuộc gặp với người thân để thảo luận về cách quản lý tài sản, tránh cho họ cảm thấy không quen về sau. Cuộc gặp này cũng là cơ hội tốt để bạn truyền đạt bất kỳ sở thích hoặc mong muốn nào về cách sử dụng tài sản. Nội dung cuộc họp nên được ghi lại bằng văn bản, chẳng hạn như trong di chúc chính thức. Cố vấn tài chính cũng có thể hỗ trợ bạn quyên góp bất kỳ phần tài sản nào của bạn cho tổ chức từ thiện.
SỰ TRÌ HOÃN: MỐI ĐE DỌA THẦM LẶNG ĐỐI VỚI DI SẢN CỦA BẠN
Việc trì hoãn việc lập kế hoạch tài sản có thể gây ra những hậu quả không lường, từ việc để tài sản của bạn trong tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý cho đến tạo gánh nặng cho những người thân yêu của bạn. Giải quyết kế hoạch di sản càng sớm càng tốt sẽ giúp cho tài sản được xử lý chính xác theo cách bạn muốn, ngay cả khi bạn chỉ giám sát chúng từ xa. Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và xung đột tiềm ẩn giữa những người thừa kế.