DO YOUR EMOTIONS CONTROL YOUR FINANCES?
Những Cung Bậc Cảm Xúc Khi Đầu Tư

Deluxe Vietnam 25 tháng 04,2024

Bộ não là một cơ quan hấp dẫn, và nó có cách vận hành đặc biệt trong suốt quá trình bạn quyết định đầu tư xây dựng khối tài sản khổng lồ của mình. Điều gì sẽ diễn ra trong tâm trí khi bạn đối mặt với những thăng trầm của thị trường? Cảm xúc của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, và quan trọng hơn là bạn có thể làm gì để bình ổn dòng suy nghĩ nhằm chuẩn bị cho một chiến lược đầu tư thông minh hơn? Tất cả sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây.

T

ừ lâu, giới chuyên gia đã luôn coi rằng các nhà đầu tư thường là những người lý trí, có khả năng đưa ra những quyết định đầu tư khách quan và tối ưu lợi nhuận. Chỉ đến nửa sau thế kỷ 20, một số nhà nghiên cứu mới thực sự chính thức bắt đầu công cuộc thách thức khả năng duy trì tính nhất quán trong lý trí của con người, đặc biệt là khi đầu tư. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của một lĩnh vực nghiên cứu rất phát triển: kinh tế học hành vi. Với dẫn chứng hùng hồn từ hàng trăm bài báo và một vài giải thưởng Nobel sau đó, không ai dám nghi ngờ rằng cảm xúc và tâm lý đóng vai trò then chốt trong sự lựa chọn của nhà đầu tư. Nhưng chính xác thì những cảm xúc nào sẽ xuất hiện? Các tiến bộ gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh đã tiết lộ một vài manh mối hấp dẫn.

Hãy tưởng tượng bạn đang thưởng thức một tách cà phê nóng với một trong những người bạn thân nhất của mình. Và rồi người bạn đó hỏi: “Cậu đã nghe nói về công ty mới này chưa? Họ sắp tung ra một sản phẩm mới mang tính cách mạng và tôi quen biết người quản lý ở đó. Hãy tin tôi, nó chắc chắn sẽ sinh lợi và cổ phiếu sẽ tăng giá. Tôi đã mua 1.000 cổ phiếu và kiếm được lợi nhuận 200%. Cậu cũng nên tham gia đi”. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ. Trên đường trở về nhà, bạn hồi hộp vào website để biết thêm thông tin khi toàn bộ cơ thể và tâm trí bị cuốn hút vào phi vụ này. Về đến nhà, bạn dùng tài khoản giao dịch của mình để mua một số cổ phiếu, và việc nhấn vào nút mua tạo nên cảm xúc không thể diễn tả bằng lời. Ngày hôm sau, trong tâm trạng có hơi lo lắng, bạn kiểm tra tài khoản thì thấy cổ phiếu đã tăng 10%! Thật là một cảm giác tuyệt vời. Và thế là số tiền bạn đầu tư vào nhanh chóng tăng lên.

Vài tháng sau, một loạt tin tức tiêu cực xuất hiện; thị trường chứng khoán đi xuống và không có dấu hiệu khởi sắc. Biểu đồ đầu tư nhuốm một màu đỏ khiến tài chính của bạn bị ảnh hưởng mạnh đến mức bạn cần bán đi mọi thứ. May mắn thay, cổ phiếu của công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học mà bạn của bạn giới thiệu vẫn tăng 24%. Tình hình kinh tế có thể trở nên tồi tệ hơn và bạn tự hỏi liệu đây có thực sự là thời điểm tốt để đầu tư nhiều hơn hay không. Bạn hy vọng ngày mai tình hình sẽ có biến chuyển tốt, thế nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học mà bạn đầu tư đã giảm 50% giá trị cổ phiếu do việc nộp vắc xin của họ đã bị cơ quan y tế từ chối. Vậy là đã thất bại hoàn toàn.

Mặc dù những câu chuyện này hơi phóng đại nhưng chúng vẫn vẽ nên một bức tranh rõ ràng về những cảm xúc mà chúng ta trải qua khi đầu tư. Bây giờ, hãy cùng chúng tôi nhìn xuyên qua lớp vỏ não để xem điều gì xảy ra bên trong trí óc của chúng ta.

PHẤN KHÍCH

Khi đối mặt với những lợi ích hoặc triển vọng có thể đạt được, những tương tác phức tạp diễn ra bên trong não chúng ta dẫn đến những cảm xúc vô cùng dễ chịu. Nghiên cứu gần đây liên kết điều này với việc kích hoạt “hệ thống phần thưởng” – thường xuất hiện khi chúng ta nhìn thấy món ăn yêu thích của mình. Hệ thống khen thưởng này liên quan đến một số bộ phận trong não và một chất dẫn truyền thần kinh cụ thể gọi là dopamine – thứ tạo nên cảm giác tham lam và phấn khích mà chúng ta trải qua khi thấy khoản đầu tư sinh lời. Vì vậy, về mặt sinh lý, chúng ta có xu hướng trải nghiệm niềm vui khi đầu tư. Tuy nhiên, khi chúng ta đạt được một loạt lợi ích, hệ thống phần thưởng của chúng ta sẽ trở nên hỗn loạn. Giống như một cơn nghiện, chúng ta có xu hướng mạo hiểm hơn để cảm nhận lại cảm giác này.

NỖI SỢ

Đầu tư đi kèm với rủi ro, và dù chúng ta có lý trí đến đâu thì khi những rủi ro này bắt đầu lộ diện, nó sẽ gây ra phản ứng sợ hãi. Khi ấy, amygdala trong não chúng ta bắt đầu “lên sàn”. Sợ hãi là một cơ chế mạnh mẽ có thể giúp chúng ta hành động trong những tình huống nguy hiểm. Nó cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng suy nghĩ và đôi khi khiến chúng ta đưa ra những quyết định tài chính sai lầm, như bán các khoản đầu tư quá nhanh hoặc đánh giá quá cao những rủi ro có thể xảy ra.

NỖI ĐAU

Từ lâu, các nhà khoa học đặt ra câu hỏi tại sao việc thất bại trong đầu tư lại khiến chúng ta suy sụp như vây. Một lần nữa, một phần câu trả lời có thể được tìm thấy trong não của chúng ta, ở phần được gọi là thùy não trước. Về cơ bản, tổn thất tài chính gây ra cảm giác đau đớn hoặc chán ghét tương tự như những gì chúng ta trải qua khi nhìn thấy thứ chúng ta không thích trên đĩa thức ăn của mình. Và một loạt thua lỗ liên tiếp có thể khiến chúng ta phải từ bỏ việc đầu tư trong một thời gian chỉ để tránh cảm giác khó chịu này, bên cạnh đó còn có áp lực xã hội.

TÌM CON ĐƯỜNG TRUNG DUNG

Vậy là chúng ta đã hiểu thêm về những cảm xúc đang diễn ra và tác động của chúng đến các quyết định đầu tư, vậy hãy xem chúng ta có thể giải quyết chúng như thế nào. Vấn đề không phải là cố gắng kìm nén cảm xúc – chúng đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của con người – mà là phải thừa nhận khi nào chúng bắt đầu tác động, từ đó tránh xa trạng thái căng thẳng lo lắng có thể gây ảnh hưởng lâu dài.

Điều đầu tiên bạn có thể làm là trực tiếp đối mặt với cảm xúc của mình. Chẳng hạn, một số nhà đầu tư vĩ đại nhất lựa chọn tập yoga. Đừng tiếc thời gian và công sức để phát triển các kỹ thuật cũng như khám phá một số phương pháp có thể giúp chúng ta giữ được cái đầu tỉnh táo trong những khoảnh khắc khó khăn.

Tiếp theo là hãy đưa các biện pháp bảo vệ vào quá trình ra quyết định đầu tư của bạn. Tham gia thị trường một cách chậm rãi và thận trọng, hoặc đặt ra những điều kiện nghiêm ngặt trước khi đầu tư, hiệu chỉnh mức độ đầu tư hoặc đơn giản là chấp nhận bỏ qua một số cơ hội mà bạn nhận thấy là có nhiều rủi ro (đừng lo lắng, thị trường sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn nữa). Những điều này sẽ giúp bạn tránh bị cuốn theo “sự tham lam”.

Hãy bám sát thực tế và tập trung vào mục tiêu dài hạn để giúp chống lại cảm giác tiêu cực mà nỗi sợ hãi mang đến, chẳng hạn như bán tháo quá nhanh hoặc rơi vào trạng thái đóng băng. Đừng quên đa dạng hóa danh mục đầu tư, có quy tắc rõ ràng về thời điểm bán, không tự mình chịu lỗ và đôi khi chấp nhận hạn chế số lần đầu tư. Điều này có thể giúp bạn tránh được cảm giác đau đớn khi thất bại.

Cần có thời gian để làm quen với cảm xúc của chính bạn nhưng cuối cùng, việc xây dựng một quy trình đầu tư thành công không chỉ nằm ở vấn đề kiến thức mà còn là sự tự kiểm soát. Và tin tốt là chỉ với một chút tập trung và kiên nhẫn, chúng ta có thể trau dồi cả hai yếu tố này.

BẠN SẼ THÍCH

Tin Tức

AUCTION HOUSES HAVE BECOME A HOT SPOT FOR LUXURY FASHION
Cách Mạng Thời Trang Trong Ngành Đấu Giá

Deluxe Vietnam
Tin Tức

RESHAPING THE FUTURE OF PHILANTHROPY
Kiên Định Sứ Mệnh Kết Nối Yêu Thương

Deluxe Vietnam
Tin Tức

HOW LEGACY PLANNING WORKS
Gìn Giữ Những Di Sản Vàng

Deluxe Vietnam
Tin Tức

ESG INVESTMENT AND IMPACT INVESTMENT
Giải Mã Hai Xu Hướng Đầu Tư Bền Vững

Deluxe Vietnam
Tin Tức

THE RISE OF LUXURY SPORT TRAVELS
Khám Phá Những Giải Đấu Lừng Danh

Deluxe Vietnam

Xu hướng

Nhà cửa

XU HƯỚNG SÂN VƯỜN 2021
Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên

Thảo Nguyên
Nhà cửa

XU HƯỚNG THIẾT KẾ 2021
Trọn Vẹn Một Mùa Yêu Thương

Hằng Nho
Văn Phòng

XU HƯỚNG VĂN PHÒNG 2021
Thi Vị Hóa Không Gian Làm Việc

Thảo Nguyên
Điểm đến

AMANSARA
Một Nét Hoài Niệm Về Đông Dương

Minh Quân
Điểm đến

BANYAN TREE
Vấn Vương Lòng Viễn Khách

Minh Quân
error: Content is protected !!