SỰ CHUYỂN MÌNH CỦA THỊ TRƯỜNG CAO CẤP TẠI Ý

Hằng Nho 03 tháng 02,2022
Ảnh: ventdusud

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp xa xỉ phẩm nói chung và của Ý nói riêng đã có những bước chuyển mình đáng kể. Sau khi đóng cửa và ngừng sản xuất một loạt cửa hàng, các thương hiệu buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình bằng cách đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số và thúc đẩy phát triển bền vững – một quá trình đòi hỏi sự đầu tư thời gian và tài chính đáng kể.

N

hiều nhãn hàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm các nhà đầu tư và đối tác mới, thể hiện qua hàng loạt các thương vụ sáp nhập hay mua lại được công bố trong thời gian gần đây như công ty thời trang cao cấp Etro bán 60% cổ phần cho L Catterton, Ermenegildo Zegna sắp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York hay LVMH mua lại phần lớn cổ phần của Off-White và toàn quyền sở hữu nhà mốt danh tiếng Emilio Pucci.

Theo thống kê, các thương vụ mua lại trên thị trường Ý tăng đột biến vì lĩnh vực sản xuất tại quốc gia này được đánh giá là “những viên ngọc quý tiềm ẩn”. Đặc biệt, các thương hiệu cao cấp của Ý luôn có một sức hấp dẫn không thể phủ nhận trong thị trường xa xỉ phẩm nhờ truyền thống thời gian lâu đời. Trong khi đó, những nhãn hàng kém nổi bật hơn đều rơi vào cuộc khủng hoảng do đại dịch và đã phải nhờ đến viện trợ của nhà nước & công đoàn. Nếu như một vài cái tên may mắn như Corneliani thoát được nguy cơ phá sản nhờ vào khoản tiền mới của cổ đông Investcorp và sự hỗ trợ của chính phủ Ý thì nhiều nhãn hiệu đã bị các “ông lớn” hoặc các quỹ đầu tư của Ý nuốt chửng.

Ảnh: Syda Productions

Bắt đầu từ cuối năm 2020, một loạt các sự kiện sáp nhập & mua lại đã diễn ra trên thị trường cao cấp của Ý. Tháng 12 năm 2020, giới mộ điệu còn chưa hết bất ngờ khi Moncler vung tay mua lại Stone Island – cái tên nổi bật trong lĩnh vực đồ thể thao sang trọng của Ý thì ngay tháng sau, OVS thông báo mua lại bản quyền thương hiệu và tổ chức bán lẻ của Stefanel. Đến tháng 3 năm 2021, Jil Sander – thương hiệu cao cấp của Đức được điều hành bởi công ty Onward Luxury Group tại Ý cũng không thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và phải “sang tay” cho OTB (Only the Brave) – công ty mẹ của Renzo Rosso. Cùng thời điểm này, Made in Italy Fund – quỹ đầu tư do công ty quản lý Quadrivio Group liên doanh với hãng truyền thông Pambianco điều hành tuyên bố mua lại nhãn hiệu quần áo may sẵn Dondup, chỉ 5 tháng sau khi ký kết thỏa thuận mua lại thương hiệu streetwear cao cấp GCDS. Đến tháng 6, Sergio Rossi – cái tên nổi bật trong lĩnh vực giày da cao cấp cũng rơi vào tay tập đoàn dệt may Fosun của Trung Quốc.

“Có hai lý do chính dẫn đến sự gia tăng đột biến của số thương vụ mua bán trên thị trường trong thời gian gần đây. Thứ nhất, khó khăn cho ngành công nghiệp xa xỉ phẩm ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang được đẩy mạnh dưới tác động của Covid 19, dẫn đến việc ngân sách của thương hiệu dành cho các sàn thương mại điện tử phải tăng lên gấp bội. Lý do thứ hai mang tính chiến thuật. Nhiều công ty có lẽ đã đạt đến đỉnh của bội số định giá. Trong khi đó, sau khi kết quả của nửa đầu năm 2021 được công bố, dự đoán sẽ có sự tăng lên trong con số ước tính cho năm 2021 – 2022, đồng thời bội số định giá sẽ giảm dần”, Luca Solca – nhà phân tích thị trường cao cấp đến từ Bernstein cho biết.

Nhìn chung, sự cạnh tranh trên thị trường đang gia tăng, trong khi đó, các nhà đầu tư ngày càng yêu cầu chặt chẽ hơn trong mọi phương diện của quá trình sản xuất, từ phân phối, phát triển sản phẩm, quảng cáo, kỹ thuật số hóa, đảm bảo tính bền vững cho chuỗi cung ứng đến vấn đề mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường trẻ tiềm năng Trung Quốc – “hồng tâm” của Châu Á. Nếu như năm 2020 là công cuộc nỗ lực cắt giảm chi phí, hợp lý hóa hoạt động và suy xét lại bảng cân đối của các thương hiệu xa xỉ để vượt qua cuộc khủng hoảng Covid thì 2021 được coi là năm để các doanh nghiệp củng cố lại ảnh hưởng của mình trên thị trường. Đối với các tập đoàn lớn đã vượt qua khủng hoảng nhờ sức mạnh tiềm ẩn và mức nợ thấp, đây chắc chắn là thời cơ thích hợp để thu mua và sáp nhập thêm các thương hiệu mới.

Ảnh: B.Zhou

“Việc thị trường mua lại và sáp nhập trở nên sôi động dưới tác động của Covid đã được dự đoán từ trước. Bởi lẽ, nhiều tập đoàn và thương hiệu lớn đã có kinh nghiệm và bước tiến nhất định trong công cuộc số hóa, trong khi đó, đây lại là cuộc chiến cân não đối với các công ty bán lẻ quy mô vừa và nhỏ”, luật sư Gianluca Ghersini đến từ Gianni & Origoni – công ty chuyên về sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực thời trang và xa xỉ, cho biết.

Ghersini cũng chia sẻ, các công ty cổ phần tư nhân, các tập đoàn xa xỉ lớn và các công ty mẹ là những kẻ săn mồi chính trên thị trường trong thời gian này. Theo ước tính tại Sistema Moda Italia (SMI), tổng doanh thu ngành dệt may của Ý, với 45.000 công ty và 400.000 công nhân, đã giảm từ 56 tỷ euro vào năm 2019 (trong đó xuất khẩu 32,8 tỷ euro) xuống còn 42,6 tỷ euro vào năm 2020 (giá trị xuất khẩu 27,5 tỷ euro). “Những kẻ săn mồi gồm các công ty cổ phần tư nhân, các tập đoàn xa xỉ lớn và các công ty cổ phần tài chính đang tìm kiếm cơ hội thâu tóm thị trường, hoặc những thương hiệu đã đạt được thành công nhất định trong quá khứ đang chờ thời cơ trở lại. Cuộc khủng hoảng do Covid gây ra càng góp phần đẩy nhanh quá trình này. Rất nhiều công ty quy mô nhỏ tuyên bố hợp nhất vì không có khả năng ứng phó với các chi phí bổ sung do đại dịch gây ra. Các nhà cung cấp và nhà sản xuất bên thứ ba của Ý thường chỉ tập trung chuyên môn hóa trong một danh mục sản phẩm cụ thể, giờ đây buộc phải mở rộng phạm vi dịch vụ. Bên cạnh đó, những công ty cần thu hồi vốn đứng trước nguy cơ cao sẽ bị thu mua bởi các tập đoàn lớn”, Ghersini bổ sung.

Ảnh: Jacob Lund

Có thể nói, thị trường xa xỉ của Ý đang ở trong tình trạng biến động do số lượng lớn các giao dịch được thực hiện bởi nhiều quỹ đầu tư Ý vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Sau hàng loạt các thương vụ mua lại của Exor, Solca hay OTB – những cái tên thường được nhắc đến là “con mồi” của các “gã khổng lồ” như LVMH, Kerrings, Qatar Mayhoola và Michael Kors, các nhà nghiên cứu thị trường đặt cược rằng các tập đoàn này đang hướng đến việc mở rộng quy mô bằng cách thâu tóm các thương hiệu nhỏ trong thời kỳ khủng hoảng này. Việc nhiều công ty xa xỉ phẩm của Ý tuyên bố sáp nhập cũng chứng minh rằng việc hình thành một tập đoàn quy tụ các thương hiệu Ý trên thị trường là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Ghersini: “Việc thành lập một tập đoàn sang trọng của Ý dường như vẫn còn ở một tương lai rất xa. Vấn đề ở đây là thị trường cao cấp của Ý vẫn còn rất phân mảnh và chuyên biệt. Hơn nữa, các nhà điều hành Ý luôn có xu hướng chú tâm vào công nghiệp hơn là tài chính. Hầu hết các công ty hiện nay là doanh nghiệp gia đình, thường được quản lý tốt nhưng lại bị giới hạn về phạm vi mở rộng và kế thừa”.

BẠN SẼ THÍCH

Sự Kiện

GROWTECH VIETNAM 2024
Thúc Đẩy Hợp Tác Quốc Tế Trong Nông Nghiệp Việt Nam

Deluxe Vietnam
Sự Kiện

AIRPORT DIMENSIONS X SASCO
Cùng Hợp Tác Nâng Tầm Trải Nghiệm Hàng Không Việt Nam

Deluxe Vietnam
Sự Kiện

GROWTECH VIETNAM 2024
Làn Sóng Doanh Nghiệp Nước Ngoài Mở Rộng Thị Trường Phân Phối Thiết Bị, Công Nghệ Nông Nghiệp Tại Việt Nam

Deluxe Vietnam
Sự Kiện

VIETNAM FOODTECH 2024
Đánh Dấu Bước Đột Phá Mới Trong Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Và Đồ Uống

Deluxe Vietnam
Sự Kiện

HỘI CHỢ TỪ THIỆN QUỐC TẾ CỦA CÂU LẠC BỘ LÃNH SỰ TPHCM
Mua Sắm Có Mục Đích

Deluxe Vietnam

Xu hướng

Nhà cửa

XU HƯỚNG SÂN VƯỜN 2021
Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên

Thảo Nguyên
Nhà cửa

XU HƯỚNG THIẾT KẾ 2021
Trọn Vẹn Một Mùa Yêu Thương

Hằng Nho
Văn Phòng

XU HƯỚNG VĂN PHÒNG 2021
Thi Vị Hóa Không Gian Làm Việc

Thảo Nguyên
Điểm đến

AMANSARA
Một Nét Hoài Niệm Về Đông Dương

Minh Quân
Điểm đến

BANYAN TREE
Vấn Vương Lòng Viễn Khách

Minh Quân
error: Content is protected !!