EMBRACING SUSTAINABILITY FOR A BETTER FUTURE
Đầu Tư Vào Những Giá Trị Cộng Đồng

Deluxe Vietnam 25 tháng 08,2023

Thế giới đã chứng kiến sự thay đổi rõ ràng của giới đầu tư trong nhiều thập kỷ qua, khi họ ngày càng quan tâm đến đời sống của người lao động tại các chuỗi cung ứng mà công ty họ muốn đầu tư đang hợp tác. Cùng với đó, các yếu tố ESG (Environmental, Social, and Governance) cũng đang dần được quan tâm hơn với mục tiêu tạo dựng hệ sinh thái đầu tư bền vững. Liệu rằng thế giới đã sẵn sàng chào đón một trào lưu đầu tư mới mang lại lợi ích cộng đồng nhiều hơn là tài sản cho một (hoặc một vài) cá nhân hay chưa?

KHƠI MÀO CHO CUỘC CÁCH MẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM

P

latform Living Wage Financials (PLWF), liên minh gồm 20 tổ chức tài chính với hơn 6,9 nghìn tỷ Euro tài sản được quản lý và tư vấn, đã đưa ra một tuyên bố công khai kêu gọi các thương hiệu “xem xét cách họ cho phép hoặc không cho phép các nhà cung cấp” thiết lập các tiêu chuẩn an toàn cho người lao động. Tuyên bố này cũng đồng thời kêu gọi các công ty bắt buộc phải thực hiện những tiêu chuẩn an toàn bằng cách ký kết các Hiệp định Quốc tế, từ đó tạo nên ràng buộc giữa gần 200 thương hiệu và công đoàn trên toàn cầu nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như cải thiện hoạt động sản xuất trong ngành may mặc. Động thái này góp phần xoáy sâu vào một câu hỏi nhức nhối: các công ty liệu có tuân thủ các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, trả giá hợp lý và cam kết mối quan hệ kinh doanh lâu dài với các nhà cung cấp hay không?

Johanna K Schmidt, nhà nghiên cứu về sự bền vững, tác động và kinh tế học tại Ngân hàng Triodos, một trong những tổ chức đã hình thành ý tưởng về việc kêu gọi ngành công nghiệp thời trang thay đổi phương thức mua hàng, công nhận rằng toàn bộ cách tiếp cận đầu tư cần phải thay đổi. Tập trung vào lĩnh vực may mặc và giày dép cũng như bán lẻ nông sản và thực phẩm, liên minh PLWF khuyến khích, hỗ trợ và giám sát các công ty được đầu tư để tạo ra mức lương đủ sống cho người lao động, từ đó thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế và xã hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Các tiêu chuẩn an toàn cho người lao động và các cơ chế đảm bảo các tiêu chuẩn đó liệu có được được tuân thủ, và cả những động thái mà các thương hiệu thực hiện nếu không tuân thủ – chưa bao giờ là điều mà các nhà đầu tư thường xem xét kỹ lưỡng khi chọn nơi đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty không thực hiện thẩm định và không thể đảm bảo rằng liệu các nhà cung cấp có đang trả lương xứng đáng hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hay không.

Hầu hết sự tham gia của nhà đầu tư với các công ty mà họ đầu tư vào liên quan đến các hoạt động có trách nhiệm chủ yếu tập trung vào tính minh bạch – chẳng hạn như họ có áp dụng các chính sách nhất định không – và vào các khoản đầu tư ngắn hạn, cả hai đều không đủ hiệu quả vì chúng không giải quyết được gốc rễ nguyên nhân của các vấn đề. Điều mà PLWF đang cố gắng thực hiện là buộc giới kinh doanh thời trang phải suy nghĩ lại một cách có hệ thống hơn về cách thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như biện pháp mà các nhà đầu tư định giá tài sản của họ.

Tuyên bố không đưa ra yêu cầu nào về hành động hoặc cam kết cụ thể từ các công ty, tuy nhiên nó đã gây nên tác động mạnh mẽ đến nhóm các nhà đầu tư – những người sở hữu tiếng nói rất có trọng lượng. Đồng thời, sự kiện này cũng đóng vai trò như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các thương hiệu không muốn đầu tư vào các giá trị bền vững có lợi cho toàn bộ cộng đồng. “Thật thú vị khi PLWF đã làm điều này”. Lindsay Wright, Giám đốc truyền thông cấp cao của Viện Better Buy cho biết. Trong suốt thời gian dài, Better Buy đã cố gắng xác định vai trò của các nhà đầu tư như là tác nhân chính cho sự thay đổi. Better Buy cũng đã tiến hành khảo sát tại những công ty mà các nhà đầu tư có hứng thú tìm hiểu để xem xét liệu hoạt động kinh doanh của họ đang tác động đến các nhà cung cấp như thế nào.

PLWF cũng đề cập đến việc các thương hiệu cần thực hiện thẩm định nhân quyền và thiết lập các yêu cầu đối với các nhà cung cấp, đồng thời cũng phải nhận ra vai trò, trách nhiệm và quyền lực mà họ đang sở hữu. Việc yêu cầu các nhà cung cấp duy trì các tiêu chuẩn nhất định hoặc thực hiện các biện pháp bền vững đòi hỏi họ phải đầu tư đáng kể, nghĩa là các nhà đầu tư không phải là bên trung lập trong việc xác định liệu thời trang có áp dụng thành công các phương pháp công bằng và bền vững mà nó đã hứa hẹn hay không. Theo nghiên cứu của Better Buy, các nhà cung cấp thường thiếu phương tiện để tự đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững và vấn đề trở nên trầm trọng khi mà hầu hết các thương hiệu không những không sẵn sàng trả phí bảo hiểm để giúp bù đắp chi phí mà còn tích cực ép giá thấp hơn qua từng năm.

“CUỘC ĐUA” ESG CŨNG ĐANG NÓNG DẦN LÊN

Một báo cáo từ tổ chức đầu tư có trách nhiệm Principles for Responsible Investment (PRI) đã kêu gọi các nhà đầu tư hãy đặt câu hỏi cho các công ty được đầu tư hoặc công ty tiềm năng về các rủi ro ESG (Environmental, Social, and Governance) trong chuỗi cung ứng và yêu cầu xây dựng các quy trình giám sát. Giám đốc nghiên cứu và chính sách của PRI, ông Nathan Fabian cho biết “Các vấn đề về ESG không phải là một tùy chọn bổ sung mà nên là phần cốt lõi trong quy trình tìm kiếm hạng mục và công ty để đầu tư”.

“Các vấn đề ESG đã trở nên quan trọng hơn nhiều đối với chúng tôi với tư cách là các nhà đầu tư dài hạn. Chúng tôi tìm cách phân tích các vấn đề trọng yếu như rủi ro khí hậu, chất lượng quản trị hoặc an ninh mạng về cách chúng tác động đến giá trị tài chính theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Đó là cách tiếp cận tích hợp mà chúng tôi đang áp dụng cho tất cả các khoản đầu tư của mình”, Cyrus Taraporevala, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của State Street Global Advisors, bày tỏ quan điểm.

Một ví dụ đáng chú ý về đầu tư bền vững là chiến lược được phát triển bởi Mats Andersson (cựu CEO của AP4), Patrick Bolton (giáo sư tại Columbia) và Frédéric Samama (đồng trưởng bộ phận khách hàng tổ chức tại Amundi Asset Management) các nhà đầu tư thụ động đầu tư dài hạn để phòng ngừa rủi ro khí hậu mà không phải hy sinh lợi nhuận. Chiến lược này dựa trên việc xây dựng danh mục các công ty có lượng khí thải carbon thấp hơn 50% so với tiêu chuẩn và ít tiếp xúc với “tài sản bị mắc kẹt” hơn 50% (chẳng hạn như tài sản nhiên liệu hóa thạch không hoạt động hiệu quả hoặc lỗi thời do luật pháp, giảm nhu cầu, hoặc các yếu tố khác). Mô hình này, được nêu trong bài báo “Bảo hiểm rủi ro khí hậu” trên Tạp chí Phân tích Tài chính, đã được AP4, CalSTRS, Quỹ Hưu trí Chung của Bang New York, Quỹ Hưu bổng New Zealand và nhiều tổ chức khác sử dụng. Ngày nay, khoảng 50 tỷ đô la tài sản đang được quản lý bằng chiến lược này.

BẠN SẼ THÍCH

Sự Kiện

FINTECH & WEALTH MANAGEMENT
Quản Lý Tài Sản Bằng Công Nghệ

Deluxe Vietnam
Tin Tức

GOLD: ULTIMATE SAFE-HAVEN ASSET
Quyền Lực Của Vàng

Deluxe Vietnam
Sự Kiện

PENFOLDS
Giới Thiệu Bộ Sưu Tập Quà Tặng Cho Mùa Lễ Hội Được Thiết Kế Bởi NIGO

Deluxe Vietnam
Sự Kiện

SALON DELUXE VIETNAM 2024
Hẹn Hò Cùng Những Kiệt Tác Kim Cương Triệu Đô

Deluxe Vietnam
Sự Kiện

VIA 2024
Hội Chợ Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Tế Đầu Tiên Tại Việt Nam

Deluxe Vietnam

Xu hướng

Nhà cửa

XU HƯỚNG SÂN VƯỜN 2021
Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên

Thảo Nguyên
Nhà cửa

XU HƯỚNG THIẾT KẾ 2021
Trọn Vẹn Một Mùa Yêu Thương

Hằng Nho
Văn Phòng

XU HƯỚNG VĂN PHÒNG 2021
Thi Vị Hóa Không Gian Làm Việc

Thảo Nguyên
Điểm đến

AMANSARA
Một Nét Hoài Niệm Về Đông Dương

Minh Quân
Điểm đến

BANYAN TREE
Vấn Vương Lòng Viễn Khách

Minh Quân
error: Content is protected !!