ROYAL WARRANTS
Niềm Tự Hào Vương Giả

Deluxe Vietnam 11 tháng 07,2023

Khi mà lễ đăng quang của Tân Vương Charles III đang đến gần và cả nước Anh đang gấp rút chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này thì giới thời trang lại bận tâm đến một vấn đề tưởng chừng như không quá liên quan: hơn 800 thương hiệu được Chứng chỉ Hoàng gia dưới thời Nữ vương Elizabeth II. Vậy Chứng chỉ Hoàng gia (Royal Warrants) là gì và tại sao nó lại trở thành niềm kiêu hãnh của bất kỳ thương hiệu nào nhận được? Hãy cùng ấn phẩm Portfolio Vietnam tìm hiều qua bài viết sau nhé.

N

gay cả đối với những người không có chút cảm tình nào với chế độ quân chủ thì sẽ vẫn bị ấn tượng sâu sắc trước một chiếc áo Barbour với nhãn dán “By Appointment to Her Majesty the Queen”, “By Appointment to H.R.H. The Duke of Edinburgh…” hay “By Appointment to H.R.H. The Prince of Wales”. Lật ngược lại các trang sử của Vương quốc này, ta có thể thấy các Quân chủ đã ban Chứng chỉ Hoàng Gia từ thế kỷ 15 nhằm xác nhận các nhà cung cấp hàng hóa thương mại cho Hoàng tộc. Đến những năm 1700, những người nắm giữ chứng chỉ này bắt đầu trưng bày các chứng chỉ như một cách thức hữu hiệu để tiếp thị sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.

Công nương xứ Wales rất yêu thích áo khoác Barbour

Dưới thời Nữ hoàng Victoria, 2.000 chứng chỉ đã được ban hành trong suốt 63 năm trị vì của bà. Thời đại này cũng chứng kiến sự ra đời của Hiệp hội những người nắm giữ chứng chỉ Hoàng Gia (Royal Warrant Holders Association) cùng với việc hệ thống hóa các quy tắc liên quan đến cách trưng bày và sử dụng các chứng chỉ hoàng gia.

Nữ Hoàng Elizabeth II mặc áo khoác Barbour tại lâu đài Windsor năm 1989
Vua Charles III tại xưởng may Barbour

SỰ CÔNG NHẬN DANH GIÁ TỪ HOÀNG QUYỀN

Đối với thương hiệu mới, Chứng chỉ Hoàng Gia chỉ có thể được cấp cho các doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ không chuyên một thành viên có quyền cấp chứng chỉ của gia đình hoàng gia trong ít nhất năm năm gần nhất. Khi tiêu chí này được đáp ứng, công ty có thể nộp đơn xin Chứng chỉ.

Lấy ví dụ về Anderson & Sheppard, thợ may Dennis Hallbery đã được mời đến Cung điện Kensington vào năm 1983 để may đo cho Hoàng tử xứ Wales một bộ vest hai hàng khuy. Trong 5 năm tiếp theo, Hoàng tử tiếp tục thuê người thợ may này làm riêng thêm những bộ com-lê và áo khoác thể thao. Cuối cùng, ông nhận được Chứng chỉ Hoàng Gia vào năm 1988.

Chứng chỉ hoàng gia trên sản phẩm của Burberry

Điều quan trọng là mối quan hệ giữa người trao và người nhận phải mang tính thương mại nghiêm ngặt: món hàng ấy không bao giờ được tặng miễn phí mà phải được mua. Trong thời đại mà các thương hiệu thường xuyên sử dụng chiến lược tặng quà cho những người nổi tiếng hoặc các KOL để đổi lấy phản hồi tích cực từ họ thì tiêu chuẩn này đảm được sự trung thực tuyệt đối cho chứng chỉ: các thành viên Hoàng Tộc sẽ chỉ móc hầu bao khi họ thật sự hài lòng về món hàng ấy.

Paul Alger, Giám đốc Kinh doanh Quốc tế của Hiệp hội Dệt may & Thời trang Vương quốc Anh (UKFT) cho biết: “Theo một cách nào đó, đây là dấu hiệu cho chất lượng tinh túy của sản phẩm. Nó không giống bất kỳ con dấu tiêu chuẩn nào khác mà bạn có thể trả tiền để mua được, những tiêu chuẩn này được xây dựng trong hàng chục năm.”

Mặc dù để có được Chứng chỉ Hoàng Gia có thể mất hàng thập kỷ, nhưng thời hạn sử dụng của nó chỉ là 5 năm. Một năm trước khi giấy chứng nhận hết hạn, nó sẽ được Royal Warrant Holders Association xem xét để đảm bảo rằng công ty và hàng hóa vẫn còn nguyên giá trị sử dụng. Các tiêu chuẩn mà công ty phải đáp ứng có thể thay đổi theo thời gian. Huddersfield Fine Worsteds, nơi cung cấp vải tweed được sử dụng để may đồng phục cho nhân viên điền trang tại Lâu đài Balmoral, phải chứng minh nhiều tiêu chuẩn hơn là chỉ chất lượng vải.

Trang phục vải tweed của Johnston’s Of Elgin và giày Crockett & Jones

Mặc dù để có được Chứng chỉ Hoàng Gia có thể mất hàng thập kỷ, nhưng thời hạn sử dụng của nó chỉ là 5 năm. Một năm trước khi giấy chứng nhận hết hạn, nó sẽ được Royal Warrant Holders Association xem xét để đảm bảo rằng công ty và hàng hóa vẫn còn nguyên giá trị sử dụng. Các tiêu chuẩn mà công ty phải đáp ứng có thể thay đổi theo thời gian. Huddersfield Fine Worsteds, nơi cung cấp vải tweed được sử dụng để may đồng phục cho nhân viên điền trang tại Lâu đài Balmoral, phải chứng minh nhiều tiêu chuẩn hơn là chỉ chất lượng vải.

Bộ suit của Gieves & Hawkes

Năm 1999, Cung điện quyết định chấm dứt sự chứng chỉ đối với công ty thuốc lá Gallaher – nhà sản xuất thuốc lá Benson & Hedges và Silk Cut – sau 122 năm gắn bó. Người đại diện Hoàng Gia cho biết vào thời điểm đó họ không có nhu cầu sử dụng sản phẩm này, nhưng các nhà bình luận tin rằng nguyên nhân chính đến từ việc Vua Charles III, khi ấy còn là Thái Tử, là một người phản đối hút thuốc.

Đối với các thương hiệu truyền thống của Anh, Chứng chỉ Hoàng Gia sẽ là một trong những tài sản quý giá nhất, ngay cả khi nước Anh không phải là thị trường chính của họ. Người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và cả Trung Quốc đánh giá rất cao Chứng chỉ này. Theo trang web chính thức của gia đình Hoàng Gia, có 816 thương hiệu đang được “chọn mặt gửi vàng”, từ những các tên vang dội toàn cầu như Burberry cho đến các nhà cung cấp dịch vụ tại địa phương.

Vua Charles III và thân vương xứ Wale đều yêu thích nón của Lock & Co. hatters

Chế độ quân chủ Anh phải là Hoàng Tộc duy nhất cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp tư nhân. Nhà cung cấp đồ da Delvaux có chứng chỉ của triều đình Bỉ, thợ bạc Georg Jensen có chứng chỉ của Nữ Hoàng Đan Mạch và thợ may áo sơ mi Camisería Burgos cũng nhận được chứng chỉ từ Vua Tây Ban Nha.

Công chúng rất tò mò về số phận của 816 thương hiệu này sau sự ra đi của Nữ Hoàng Elizabeth II. Câu trả lời lại cực kỳ đơn giản: toàn bộ chứng chỉ cấp cho 816 thương hiệu này sẽ trở nên vô hiệu lực, cho dù chúng được ban hành bởi Nữ Hoàng, Hoàng Tế hay Thái Tử.

Tuy nhiên, điều này không gây ra sự hoảng loạn quá nghiêm trọng bởi lẽ các thương hiệu có thời gian hai năm để cố gắng chuyển những chứng chỉ đó cho một thành viên khác trong gia đình Hoàng Gia. Và trong hai năm ấy, thương hiệu vẫn có thể thoải mái sử dụng chứng chỉ của mình cho các mục đích quảng bá. Lấy ví dụ, Huddersfield Fine Worsteds, nhà cung cấp vải tweed được cấp chứng chỉ bởi chính Nữ Hoàng có thể tiếp tục sử dụng chứng chỉ đến năm 2024.

SỰ LỰA CHỌN CỦA NHÀ VUA

Là một biểu tượng thời trang lịch lãm, Vua Charles III là người cấp Chứng chỉ Hoàng Gia cho nhiều thương hiệu may mặc cao cấp như Campbell’s of Beauly và Johnston’s of Elgin – nhà may trang phục bằng vải tweed. Phong cách được vị Tân Vương của xứ sở sương mù yêu thích một bộ complê hai hàng khuy, cổ áo rộng có màu xám đậm hoặc xanh nước biển. Nhưng Gieves & Hawkes nằm gần Savile Row có lẽ là nhà may nhận được Chứng chỉ lâu nhất, từ năm 1809, và từng phục vụ từ Vua George VI đến George V.

Vua Charles III cũng đã ký và cấp chứng chỉ cho một số thương hiệu đóng giày. Phần lớn có trụ sở tại Anh, những công ty này bao gồm từ Benson & Clegg ở London đến Tricker’s do Northampton sản xuất – tất cả đều là những xưởng đóng giày lâu đời nhất vương quốc. Và không thể không kể đến Crockett & Jones, cũng có trụ sở tại Northampton và được thành lập vào năm 1879, chuyên sản xuất ủng, giày lười và giày ‘Goodyear-welted’ trong hơn một thế kỷ. Vào năm 2013, khi đến thăm nhà máy của thương hiệu, Vua Charles III đã được tặng hai đôi ủng ‘Tetbury’ cho Hoàng tử William và Hoàng tử Harry, cùng với một đôi cho riêng mình.

Chiếc găng tay Dents từng được nữ hoàng Victoria sử dụng

Crockett & Jones không phải là nhà sản xuất duy nhất của Anh được Nhà vua đến thăm. Mới năm ngoái, Hoàng tử xứ Wales khi đó đã có một chuyến đi lên phía bắc để tham quan nhà máy sản xuất Barbour chuyên sản xuất áo khoác. Kể từ năm 1894, thương hiệu có trụ sở tại South Shields này đã giữ chân được rất nhiều khách hàng trung thành. Bản thân Vua Charles III rất đỗi ưa thích một trong những chiếc áo khoác sáp cổ điển của hãng với cổ áo bằng vải nhung và cấu trúc bông màu xanh đậm mang tính biểu tượng.

Một trong những thương hiệu được Vua Charles III ưu ái nữa là Lock & Co. Hatters với sản phẩm mũ phẳng bằng vải tweed, có vành cứng, làm từ vải cashmere của Scotland. Ngoài ra, đối với Ngài, một chiếc áo sơ mi được may kỹ lưỡng, chỉn chu chính là tâm điểm cho mọi bộ trang phục. Đó phải là một sản phẩm đến từ Turnbull & Asser – thương hiệu được thành lập vào năm 1885 và kể từ năm 1981 được Hoàng Gia duy trì chứng chỉ danh giá cho những chiếc áo sơ mi bespoke. Được may từ 34 mảnh vải mịn riêng lẻ và ít nhất mười chiếc khuy xà cừ óng ánh, mỗi chiếc áo sơ mi là một tác phẩm nghệ thuật hết sức tỉ mỉ và tinh tế.

Mặc dù chỉ mới được Vua Charles III trao Chứng chỉ Hoàng Gia vào năm ngoái, nhưng thương hiệu hàng dệt kim John Smedley rất phù hợp với định hướng quan tâm đến môi trường của Nhà vua. Việc sử dụng nguồn cung ứng các loại vải tốt nhất và tạo ra những tác phẩm vượt thời gian đã khiến khách hàng từ Sir Paul Smith đến The Beatles yêu thích không ngừng.

Được thành lập tại Worcester vào năm 1777, nhãn hiệu đồ da cao cấp Dents đã có mối quan hệ khắng khít với Hoàng Gia qua nhiều thế hệ. Kể từ khi Nữ hoàng Victoria đeo những đôi găng tay cao cấp do thương hiệu này chế tác, hầu hết các vị Quân Chủ đều sử dụng sản phẩm lót lông thú cao cấp của công ty Anh này. Dents thậm chí còn sản xuất những chiếc găng tay được cả Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth II đeo trong các buổi lễ đăng quang của họ. Vua Charles III, vào năm 2016, đã trao chứng chỉ hoàng gia đầu tiên của mình cho Dents nhằm làm phong phú thêm bộ sưu tập phụ kiện xa xỉ của mình.

BẠN SẼ THÍCH

Phụ kiện

JAMES SMITH & SONS UMBRELLAS
Bạn Đồng Hành Dưới Nắng Mưa

Deluxe Vietnam
Trang phục

PITTI UOMO
Nơi Hội Ngộ Của Thời Trang Ý

Deluxe Vietnam
Đồng hồ

ROLEX
Tìm Về Nơi Khởi Nguồn Của Sông Cassai

Deluxe Vietnam
Phụ kiện

HIGHGROVE
Nâng Niu Nghệ Thuật Làm Nón Truyền Thống

Deluxe Vietnam
Phụ kiện

THE STORY OF SEMI-PRECIOUS STONES
Bản Tình Ca Của Các Sắc Màu

Deluxe Vietnam

Xu hướng

Nhà cửa

XU HƯỚNG SÂN VƯỜN 2021
Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên

Thảo Nguyên
Nhà cửa

XU HƯỚNG THIẾT KẾ 2021
Trọn Vẹn Một Mùa Yêu Thương

Hằng Nho
Văn Phòng

XU HƯỚNG VĂN PHÒNG 2021
Thi Vị Hóa Không Gian Làm Việc

Thảo Nguyên
Điểm đến

AMANSARA
Một Nét Hoài Niệm Về Đông Dương

Minh Quân
Điểm đến

BANYAN TREE
Vấn Vương Lòng Viễn Khách

Minh Quân
error: Content is protected !!