INDIAN FASHION
Kết Nối Di Sản Quá Khứ Và Tương Lai

Deluxe Vietnam 02 tháng 10,2024

Ngành công nghiệp thời trang Ấn Độ đang trải qua một cuộc cách mạng đầy sáng tạo, nơi di sản văn hóa và kỹ nghệ dệt may truyền thống được tôn vinh và gìn giữ qua từng thiết kế. Từ Manish Malhotra đến Anita Dongre, một thế hệ nhà thiết kế đang dũng cảm kết nối quá khứ với tương lai bằng cách hợp tác cùng với các nghệ nhân trong ngành dệt may để mang đến cho giới mộ điệu những thiết kế vừa mang âm hưởng cổ điển vừa thấm đẫm tinh thần đô thị hiện đại.

THỜI TRANG – NHỊP CẦU GIỮA CÁC THỜI ĐẠI

K

hi nhìn vào cách các xu hướng không ngừng quay trở lại và tái sinh, chúng ta nhận thấy rằng thời trang không chỉ là một biểu tượng của sự thay đổi mà còn là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong rất nhiều nền văn hóa, chất liệu tạo nên trang phục, kỹ thuật chế tác và nhiều yếu tố khác đã được truyền qua nhiều thế hệ, khiến cho những người tạo ra các sản phẩm ấy cũng đóng vai trò giữ gìn di sản văn hóa.

Nhiều nhà thiết kế, thương hiệu và doanh nhân trong ngành thời trang đã ý thức rõ ràng về vai trò của họ trong việc bảo tồn di sản. Họ không chỉ đơn thuần là những người sáng tạo mà còn phải bảo tồng kỹ năng và nghề thủ công truyền thống, đảm bảo rằng chúng không bị lãng quên và sẽ được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

NỖ LỰC DUY TRÌ DI SẢN DỆT MAY

Rahul Mishra, một nhà thiết kế nổi tiếng, đã trình làng bộ sưu tập thu đông 2023 mang tên “We, the People” tại Tuần lễ Thời trang Couture Paris, thể hiện rõ ràng cam kết của anh trong việc giữ gìn lịch sử và văn hóa thông qua thời trang. Được xây dựng trên nền tảng di sản dệt may của Ấn Độ với lịch sử kéo dài từ 4000 năm trước Công Nguyên, công cuộc bảo tồn này này thực sự là một nhiệm vụ khổng lồ.

Những thiết kế của Manish Malhotra

Nhiều nhà thiết kế Ấn Độ khác cũng đã không ngừng nỗ lực. Manish Malhotra và Sabyasachi Mukherjee, hai tên tuổi hàng đầu chuyên về thời trang cưới và trang phục Bollywood, đã dẫn đầu phong trào sử dụng các loại vải truyền thống như benarasi và matka, cùng các kiểu thêu như zardosi và gota patti.

Những thiết kế của Sabyasachi Mukherjee

Một nhà thiết kế tài năng khác là Anita Dongređã biến việc bảo tồn di sản dệt may thành sứ mệnh của riêng mình. Những thiết kế của cô, từng được Kate Middleton và Hilary Clinton diện, không chỉ mang vẻ đẹp hiện đại mà còn kết hợp các kỹ thuật dệt may truyền thống. “Tôi tin rằng không có quốc gia nào khác trên thế giới có di sản dệt may phong phú như Ấn Độ,” Dongre chia sẻ trong một buổi thảo luận.

GIỮ GÌN NHỮNG KỸ THUẬT BỊ LÃNG QUÊN

Dệt may Ấn Độ từng phải trải qua nhiều thăng trầm. Giai đoạn bị thực dân Anh đô hộ đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc, khiến nhiều kỹ thuật và chất liệu dệt may truyền thống bị lãng quên. Một ví dụ tiêu biểu là himroo, một loại vải từ Aurangabad, Maharashtra, từng rất được ưa chuộng trong thế kỷ 14. Hiện tại, loại vải này đang trở nên khan hiếm khi số lượng thợ dệt himroo giảm mạnh từ 50.000 trong những năm 1950 xuống chỉ còn hai vào năm 2018.

Nỗ lực khôi phục nghề thủ công truyền thống đang được thực hiện bởi nhiều tổ chức xã hội như LoomKatha, nơi cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các nghệ nhân ở các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, thách thức vẫn còn rất lớn vì các sản phẩm thủ công thường có giá thành cao hơn vải dệt máy.

Tại Tây Bengal, những loại vải như baluchari và swarnachuri không chỉ đơn thuần được sử dụng làm trang phục mà còn mang giá trị văn hóa sâu sắc. Chúng thường được dệt với hoa văn hình ảnh lấy cảm hứng từ những sử thi cổ đại như Ramayana, khiến cho quá trình dệt trở nên cực kỳ công phu và đòi hỏi kỹ năng cao. Mặc dù được coi là báu vật, nhưng những sản phẩm dệt tay hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những sản phẩm dệt máy.

Chính quyền bang Bengal đang nỗ lực bảo vệ các sản phẩm dệt tay bằng cách cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn Địa lý (GI) – một dấu hiệu chứng thực nguồn gốc, chất lượng và giá trị của sản phẩm.

Đào tạo và nâng cao kỹ năng cho các nghệ nhân, đặc biệt là tại các cộng đồng nông thôn, cũng là một chiến lược quan trọng trong việc bảo tồn di sản. Các nhà thiết kế, doanh nghiệp xã hội và tổ chức phi chính phủ nhận ra rằng việc bảo vệ truyền thống không thể tách rời khỏi việc trao quyền cho những người nghệ nhân sáng tạo đằng sau nó. Umang Shridhar, một nhà thiết kế làm việc với hơn 1.500 nghệ nhân, đã nỗ lực bồi dưỡng và hỗ trợ để các nghệ nhân có thể mưu sinh từ nghề thủ công của mình.

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào ũng diễn ra suôn sẻ. Đôi khi, sự ngần ngại đến từ chính các thợ dệt, những người có truyền thống nhiều thế hệ trong gia đình theo đuổi nghệ thuật. Họ có thể cảm thấy không an tâm khi chia sẻ bí quyết với những “người bên ngoài”.

Goswami đã gặp phải tình huống tương tự với một gia đình thợ dệt có truyền thống từ thời Nawab. “Họ vẫn tạo ra những chiếc chăn đặc biệt đến ngày hôm nay nhưng rất kín tiếng trong giới” – Goswami chia sẻ.

Ngoài ra, các yếu tố xã hội như định kiến giới cũng là một thách thức. Các thợ dệt chủ đạo thường là nam, và việc phụ nữ trở thành thợ dệt chính cũng gặp phải rất nhiều cản trở.

BẠN SẼ THÍCH

Trang phục

PAL ZILERI
Sang Trọng Trong Sự Giản Đơn

Deluxe Vietnam
Đồng hồ

PATEK PHILIPPE
Mải Mê Những Chuyến Lữ Hành

Deluxe Vietnam
Phụ kiện

VELVET SLIPPERS
Lặng Thầm Nâng Gót Quân Vương

Deluxe Vietnam
Trang phục

HUNTSMAN
Di Sản Thế Kỷ Trên Phố Savile Row

Deluxe Vietnam
Trang phục

DOLCE & GABBANA FALL-WINTER 2024-2025 CAMPAIGN
Ngợi Ca Khí Chất Quý Cô Đương Đại

Deluxe Vietnam

Xu hướng

Nhà cửa

XU HƯỚNG SÂN VƯỜN 2021
Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên

Thảo Nguyên
Nhà cửa

XU HƯỚNG THIẾT KẾ 2021
Trọn Vẹn Một Mùa Yêu Thương

Hằng Nho
Văn Phòng

XU HƯỚNG VĂN PHÒNG 2021
Thi Vị Hóa Không Gian Làm Việc

Thảo Nguyên
Điểm đến

AMANSARA
Một Nét Hoài Niệm Về Đông Dương

Minh Quân
Điểm đến

BANYAN TREE
Vấn Vương Lòng Viễn Khách

Minh Quân
error: Content is protected !!