CHAPAL
Sàn Diễn Giữa Các Tầng Mây
Thảo Nguyên 28 tháng 06,2021
Đối với một người yêu mến và muốn hóa thân vào ngành Hàng không, chuyến viếng thăm xưởng sản xuất của Chapal ở pháp gần giống như một cuộc hành hương của những tín đồ tôn giáo. Hiện nay, hiếm có nhà sản xuất nào cho ra đời những sản phẩm gần gũi với ngành hàng không như Chapal, và có lẽ cũng càng ít hãng chú tâm tới từng chi tiết trong quá trình sản xuất như họ.
T
ừ khi mới thành lập vào năm 1832, những người thợ thủ công của Chapal đã nắm vững kỹ thuật xử lý vật liệu da trong những xưởng thuộc da của hãng. Thương hiệu thời trang hàng không danh tiếng này cũng hãnh diện vì là một nhà cách tân, bởi những xưởng thuộc da của họ chính là nơi sáng tạo ra rất nhiều kỹ thuật xử lý da độc đáo.Ngoài kỹ thuật thuộc da tài tình, Chapal còn nổi tiếng nhờ những chiếc áo khoác sản xuất riêng cho các phi công Pháp kể từ năm 1914. Phi công huyền thoại Georges Guynemer của phi đội Pháp trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã mặc mẫu áo khoác 1914 của Chapal khi làm nhiệm vụ tuần hành trên không trung. Trong khi đó, phi công người Mỹ Charles Lindbergh cất cánh cùng chiếc áo khoác Chapal A1 cổ điển.
Những chiếc áo khoác không quân của Chapal thu hút sự chú ý rộng rãi, khiến vẻ ngoài đứng dáng và bóng bẩy của chúng trở thành một tuyên ngôn trong làng thời trang. Bên cạnh đó, hãng cũng cho ra đời những sản phẩm tương tự cho phái nữ, như chiếc áo khoác da lộn phiên bản giới hạn được thiết kế dựa trên chiếc áo mà nữ phi công kiêm nhà văn Amelia Earhart đã mặc khi bay qua Đại Tây Dương gần một thế kỷ trước.
Những chiếc áo khoác không quân của Chapal thu hút sự chú ý rộng rãi, khiến vẻ ngoài đứng dáng và bóng bẩy của chúng trở thành một tuyên ngôn trong làng thời trang.
Trong số những sản phẩm dành cho phái mạnh của Chapal, được ưa chuộng nhất là chiếc áo lót lông B3 và áo A1, dựa trên chiếc áo khoác đầu tiên do Quân đoàn Không lực Lục quân Hoa Kỳ (USAAC) thiết kế để thay thế loại áo cồng kềnh và nặng nề trước đó. Áo A1 khác biệt bởi hàng 8 khuy áo thường thấy trên áo khoác bo gấu trước khi khóa kéo trở thành mốt, và một dải len bản to ở cổ tay áo. Nét đặc trưng khác nữa của dòng sản phẩm này là bề mặt da cừu nhẵn mịn và trọng lượng siêu nhẹ.
Chapal còn tưởng niệm chiếc áo khoác A2 của những năm 1930 bằng chiếc áo khoác cực mềm dành cho USAAF được lót lông vàng và thiết kế nhiều túi. Hãng còn bày bán chiếc áo da lì của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) rất được lòng những người quan tâm đến Chiến tranh Thế giới thứ hai và chiếc áo khoác nam Anglais hợp mốt hơn. Các thiết kế trong quá khứ cũng biểu đạt lòng kính trọng của hãng với những người lính cứu hỏa qua tay áo kẻ sọc bạc, các chi tiết vẽ tay và những miếng đắp bằng đồng được dập tỉ mỉ.
Hiện nay, nhiều thiết kế được tạo nên bởi người chủ đời thứ sáu và cũng là Chủ tịch đương nhiệm của Chapal – Jean François Bardinon. Quy trình thủ công tỉ mỉ để làm ra một chiếc áo khoác Chapal bắt đầu từ việc lấy da cừu của những người thợ thủ công của hãng. Ví dụ, mẫu áo 1914 cần đến 12 tấm da cừu núi ở vùng Les Causses của Pháp. Những tấm da cừu thô này có độ bền cao. Chiếc áo jacket 1914, đặc trưng ở ve áo lớn cùng sự mềm mại và độ bóng trang nhã, đã được Bardinon hồi sinh nhằm tôn vinh những đóng góp của Chapal vào công cuộc bảo vệ nước Pháp trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.
Hiện nay, nhiều thiết kế được tạo nên bởi người chủ đời thứ sáu và cũng là Chủ tịch đương nhiệm của Chapal – Jean François Bardinon. Quy trình thủ công tỉ mỉ để làm ra một chiếc áo khoác Chapal bắt đầu từ việc lấy da cừu của những người thợ thủ công của hãng. Ví dụ, mẫu áo 1914 cần đến 12 tấm da cừu núi ở vùng Les Causses của Pháp. Những tấm da cừu thô này có độ bền cao. Chiếc áo jacket 1914, đặc trưng ở ve áo lớn cùng sự mềm mại và độ bóng trang nhã, đã được Bardinon hồi sinh nhằm tôn vinh những đóng góp của Chapal vào công cuộc bảo vệ nước Pháp trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.
Những người thợ tận tụy thuộc những bộ da cừu, sau đó tách lông ra khỏi da trước khi phần da được làm sạch và ngâm trong bồn chứa axit ở công đoạn tẩy lông. Bộ da sau khi được xử lý sẽ có một mặt sần cần được làm nhẵn để đạt được độ sáng. Tiếp theo, những tấm da này sẽ được phơi khô nhiều tuần, cho đến khi đạt được chất lượng như mong muốn. Sau đó, chúng được thuộc trong thuốc nhuộm crom và dầu thực vật. Họ có thể hoàn thiện tấm da bằng sơn dạng xịt hoặc phủ lên chúng một lớp chất dẻo. Những thành phẩm này cuối cùng được phân loại theo độ dày và màu sắc. Da lộn, da thuộc và nhung, mỗi loại da có chất lượng và phương thức hoàn thiện khác nhau. Các thợ cắt và thợ may tiến hành khâu 32 miếng da được cắt chính xác lại với nhau để tạo nên từng chiếc áo khoác. Sau khi được lót bằng vải gabardine, những miếng da này được khâu lại nhờ những thợ may giàu kinh nghiệm, rồi gia cố thêm các vật liệu khác. Toàn bộ quy trình này cần đến 40m chỉ và 16 giờ công.
Ngày nay, các xưởng thuộc da cũ của Chapal ở Montreuilsous-bois và Lagny-sur-Marne đã không còn được sử dụng. Tuy nhiên, những nơi này vẫn được bảo tồn nhằm tưởng nhớ di sản của thương hiệu. Hiện tại, chúng mang sứ mạng mới, trở thành những trung tâm nghệ thuật tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và tư duy tiến bộ của Chapal, công xưởng của hàng trăm thợ đóng tủ, nhà thiết kế, thợ làm đàn, thợ khảm tranh, họa sĩ, nhà điêu khắc, thợ gia công đá và thợ bọc nệm ghế.