TOP 5 NATIONAL PAVILIONS AT EXPO 2025
Thiết Kế Vì Tương Lai Tươi Đẹp

Deluxe Vietnam 12 tháng 09,2024

Từ cấu trúc giống như chiếc thuyền gỗ đến đoạn đường dốc xoắn ốc, dưới đây là 5 trong số những pavilion quốc gia thú vị nhất sẽ định hình nên Expo 2025 diễn ra tại Osaka, Nhật Bản. Với chủ đề “Thiết kế xã hội tương lai cho cuộc sống của chúng ta”, hội chợ triển lãm thế giới khuyến khích hợp tác toàn cầu nhằm kiến tạo xã hội bền vững, phù hợp mục tiêu mà Liên Hiệp quốc hướng tới.

Đ

ược lên kế hoạch toàn diện bởi Kiến trúc sư Sou Fujimoto với chủ đề “Thiết kế xã hội tương lai cho cuộc sống của chúng ta”, hội chợ triển lãm quốc tế sắp tới sẽ diễn ra trên đảo nhân tạo Yumeshima thuộc Vịnh Osaka trong chuỗi ngày từ 13.04 đến 13.10 năm 2025.

Các gian hàng quốc gia sẽ nằm rải rác trong một vòng mái gỗ rộng 60.000 mét vuông – mô phỏng theo kiểu xây dựng bằng gỗ truyền thống ‘xứ sở mặt trời mọc’ – được khởi xướng bởi kiến trúc sư Sou Fujimoto. Bên cạnh đó, hội chợ cũng có loạt pavilion dành cho khu vực tư nhân, bao gồm Blue Ocean Dome được kiến trúc sư Nhật Bản Shigeru Ban xây dựng từ ống giấy, tre và nhựa gia cố bằng sợi carbon. Hầu hết gian hàng quốc gia hướng đến nỗ lực sử dụng các cấu trúc có thể tháo rời và tái sử dụng cũng như các triển lãm đa phương tiện nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc sống ở mỗi quốc gia.

Hội chợ triển lãm quốc tế sắp tới sẽ diễn ra trên đảo nhân tạo Yumeshima thuộc Vịnh Osaka trong chuỗi ngày từ 13.04 đến 13.10 năm 2025

Ngay dưới đây, bài viết mạn phép đề cập đến 5 thiết kế pavilion ấn tượng nhất sẽ góp mặt tại sự kiện mang tầm quốc tế thu hút hàng triệu người quan tâm.

CZECH REPUBLIC BY APROPOS ARCHITECTS

Mặt ngoài xoắn ốc của Czech pavilion phản ánh cách sắp xếp các không gian triển lãm, sẽ có dạng một đoạn đường nối quanh một giếng trời ánh sáng. Được thiết kế bởi Apropos Architects, dự án khuyến khích du khách di chuyển đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc rèn luyện thể chất. Hình dạng xoắn bằng gỗ được bao bọc bởi mặt tiền kính, gợi nhớ đến lịch sử sản xuất thủy tinh nổi tiếng của Cộng hòa Séc.

Hình dạng xoắn bằng gỗ được bao bọc bởi mặt tiền kính, gợi nhớ đến lịch sử sản xuất thủy tinh của Cộng hòa Séc

SWITZERLAND BY MANUEL HERZ ARCHITEKTEN

Theo nhà thiết kế Manuel Herz Architekten, pavilion Thụy Sỹ sẽ là “một tòa nhà gắn liền với thiên nhiên”, nhằm mục đích chứng minh rằng thế giới tự nhiên và nhân tạo có thể cùng tồn tại như thế nào. Dự án cấu thành từ các cấu trúc hình cầu, nhẹ, được bao quanh bởi thảm thực vật và lớp bọc nhựa giống như giấy bạc. Đặc biệt, lớp bọc này cùng cấu trúc thép sẽ được tái sử dụng sau khi kết thúc sự kiện.

Pavilion Thụy Sỹ – “một tòa nhà gắn liền với thiên nhiên” – nhằm mục đích chứng minh rằng thế giới tự nhiên và nhân tạo có thể cùng tồn tại

Không gian triển lãm sẽ chiếm diện tích mặt đất, tránh nhu cầu di chuyển theo chiều dọc và giúp studio đạt mục tiêu tạo ra “dấu tích nhỏ nhất trong tất cả các gian hàng Thụy Sỹ trước đây”.

JAPAN BY NIKKEN SEKKEI

Công ty Nikken Sekkei Tokyo dẫn đầu thiết kế kiến trúc cho gian hàng của nước chủ nhà Nhật Bản, trong đó người sáng lập Nendo Oki Sato giữ chức vụ tổng sản xuất. Pavilion hình tròn được tạo thành từ những thanh gỗ ghép lại có thể tái sử dụng. Theo nhóm nghiên cứu, dự án đại diện cho “vòng đời” đồng thời thể hiện “khái niệm thẩm mỹ về quá trình tuần hoàn của người Nhật”.

Pavilion hình tròn của nước chủ nhà đại diện cho “vòng đời” đồng thời thể hiện “khái niệm thẩm mỹ về quá trình tuần hoàn của người Nhật”

KUWAIT BY LAVA

Một mái nhà rộng rãi mô phỏng đôi cánh sẽ tạo thành lối đi hoành tráng dẫn vào Kuwait pavilion mà LAVA đang thiết kế đại diện cho “lòng hiếu khách nổi tiếng của đất nước”. Đây là một trong những gian hàng có màn hình tương tác bên trong, được sắp xếp để cung cấp cái nhìn sâu sắc về lịch sử cùng xã hội quốc gia Tây Á.

Một mái nhà rộng rãi mô phỏng theo đôi cánh sẽ tạo thành lối đi hoành tráng dẫn vào Kuwait pavilion do LAVA thiết kế

SINGAPORE BY DP ARCHITECTS

Mang tên The Dream Sphere, gian hàng Singapore trong hình dạng một quả cầu màu đỏ có vảy, được thiết kế bởi studio DP Architects Singapore. Bên trong quả cầu không cửa sổ sẽ là một loạt tác phẩm sắp đặt đa phương tiện của các nghệ sĩ Singapore, tập trung vào ẩm thực, văn hóa và nghệ thuật, nhằm thể hiện tinh thần cởi mở, khuyến khích du lịch.

Mang tên The Dream Sphere, gian hàng Singapore có hình dạng một quả cầu màu đỏ có vảy, thể hiện tinh thần cởi mở, khuyến khích du lịch

BẠN SẼ THÍCH

Nội thất

LOUIS VUITTON BED TRUNK
Kế Thừa Di Sản Du Hành Xa Xỉ

Deluxe Vietnam
Kiến Trúc

HOTEL DESIGN
Tôn Vinh Tinh Thần Xa Hoa Mới Mẻ

Deluxe Vietnam
Nội thất

GAGGENAU ESSENTIAL INDUCTION COOKTOP
Thiết Kế Tiên Tiến Tô Điểm Bếp Nhà Xinh

Deluxe Vietnam
Kiến Trúc

GROTTO FABULOUS
Sử Thi Nghệ Thuật Giữa Lòng Château

Deluxe Vietnam
PHONG CÁCH SỐNG

BANG & OLUFSEN X TCL
Âm Thanh Và Hình Ảnh Đỉnh Cao Hòa Quyện

Deluxe Vietnam

Xu hướng

Nhà cửa

XU HƯỚNG SÂN VƯỜN 2021
Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên

Thảo Nguyên
Nhà cửa

XU HƯỚNG THIẾT KẾ 2021
Trọn Vẹn Một Mùa Yêu Thương

Hằng Nho
Văn Phòng

XU HƯỚNG VĂN PHÒNG 2021
Thi Vị Hóa Không Gian Làm Việc

Thảo Nguyên
Điểm đến

AMANSARA
Một Nét Hoài Niệm Về Đông Dương

Minh Quân
Điểm đến

BANYAN TREE
Vấn Vương Lòng Viễn Khách

Minh Quân
error: Content is protected !!