CITY OF OTHERS: ASIAN ARTISTS IN PARIS, 1920S-1940S
Tái Hiện Hành Trình Nghệ Thuật Tại Kinh Đô Ánh Sáng
Deluxe Vietnam 22 tháng 04,2025
National Gallery Singapore vinh danh những nghệ sĩ châu Á ảnh hưởng đến nghệ thuật hiện đại thông qua một triển lãm mang tên “City of Others: Asian Artists in Paris, 1920s-1940s”. Với hơn 200 tác phẩm nghệ thuật và 200 tác phẩm lưu trữ, triển lãm khai thác cuộc sống và hoạt động nghệ thuật của các nghệ sỹ, bao gồm Foujita Tsuguharu, Georgette Chen, Lê Phổ, Liu Kang và Sanyu, tại kinh đô ánh sáng trong giai đoạn từ 1920 đến 1940.
Đ
ây được xem là triển lãm so sánh với quy mô lớn dành riêng cho các nghệ sĩ châu Á tại thủ đô nước Pháp trong giai đoạn năng động nhất của lịch sử nghệ thuật hiện đại. Thách thức các câu chuyện lịch sử nghệ thuật thông thường, triển lãm đặt các nghệ sĩ châu Á vào trung tâm của sự chú ý, làm nổi bật mối quan hệ, sự tương tác và ảnh hưởng giữa các nghệ sỹ địa phương và cũng như nghệ sỹ di cư, giữa cộng đồng Paris rộng lớn. City of Others khám phá các chủ đề về bản sắc, sự gắn bó, trao đổi văn hóa, sự sáng tạo và khả năng phục hồi thông qua cuộc sống của các nghệ sỹ châu Á đã tham gia triển lãm, làm việc và sinh sống tại Paris trong giai đoạn đầy thử thách giữa hai cuộc chiến tranh.
Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 17 tháng 8 năm 2025, hơn 200 tác phẩm nghệ thuật – bao gồm tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, sơn mài và nghệ thuật trang trí – cùng với 200 tài liệu lưu trữ và hình ảnh sẽ được trưng bày tại Phòng trưng bày triển lãm đặc biệt Singtel, giới thiệu sự hiện diện của các nghệ sĩ châu Á tại Paris trong thời kỳ di cư toàn cầu. City of Others cung cấp cho du khách cái nhìn tổng quan qua về cuộc hành trình sáng tạo đặc sắc của họ trong quá khứ.
Tiến sĩ Eugene Tan, Tổng giám đốc điều hành kiêm Giám đốc Phòng trưng bày quốc gia Singapore cho biết, “Chúng tôi rất vui mừng khi được giới thiệu City of Others, một triển lãm mang tính đột phá thách thức những giả định truyền thống trong việc kể các câu chuyện lịch sử nghệ thuật. Từ khi Phòng trưng bày kỷ niệm 10 năm thành lập vào năm nay, chúng tôi luôn muốn đào sâu hơn việc khám phá lịch sử nghệ thuật của khu vực mình trong bối cảnh toàn cầu bằng cách định hình lại các câu chuyện thông qua lăng kính khu vực rõ rệt. City of Others tiếp tục thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc trưng bày những góc nhìn mới mẻ về nghệ thuật hiện đại bằng cách nêu bật lên những nhân vật tưởng chừng như bị lãng quên, những người đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giai đoạn quan trọng này trong lịch sử nghệ thuật. Chúng tôi biết ơn sự hỗ trợ của các đối tác và nhà tài trợ đã giúp hiện thực hóa triển lãm này”.
Triển lãm được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của Đối tác Series Singtel và Đối tác trình bày J.P. Morgan. Wai Mei Hong, Cán bộ cấp cao của J.P.Morgan Singapore cho biết, “City of Others: Asian Artists in Paris, 1920s-1940s” kể câu chuyện về những nghệ sỹ di cư châu Á đã để lại dấu ấn của họ trong lịch sử nghệ thuật hiện đại của Paris. Là một công ty toàn cầu, chúng tôi tin rằng nghệ thuật làm tăng giá trị không gian và đóng vai trò là chất xúc tác cho sự kết nối giữa các cộng đồng. J.P. Morgan rất vui mừng được hợp tác với Phòng trưng bày quốc gia Singapore trong triển lãm mang tính đột phá này để giới thiệu những tác phẩm đầy cảm hứng do chính các nghệ sĩ của chúng tôi trong khu vực thực hiện”.

Triển lãm trải rộng trên ba không gian phòng trưng bày với nhiều phần riêng biệt, gồm:
Preface (Lời Nói Đầu): Thông qua các bức chân dung và tự họa của các nghệ sĩ hiện đại như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Georgette Chen, Liu Kang và Pai Un-soung, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cách họ sử dụng nghệ thuật để thể hiện bản thân như những cá nhân sáng tạo đang vật lộn với bản sắc, tư cách là những nghệ sĩ di cư.
Workshop to the World (Hội Thảo Cho Thế Giới): tập trung vào sự hiện diện ngày càng tăng của các nghệ sỹ và nghệ nhân châu Á đã đóng góp cho phong trào Art Déco tại Paris sau những năm 1920. Các tài liệu lưu trữ mới được phát hiện tiết lộ hồ sơ của những nghệ nhân và công nhân lành nghề từ Việt Nam, những người từng là một phần trong lực lượng lao động của xưởng Dunand.
Theatre of the Colonies (Nhà hát của các thuộc địa): Trên bối cảnh là những bức ảnh tĩnh từ Triển lãm Thuộc địa Quốc tế năm 1931, du khách sẽ được quan sát các vật phẩm thuộc các đế quốc. Đây cũng là nền tảng để các nghệ sĩ châu Á giới thiệu tác phẩm của họ tới khán giả quốc tế.
Spectacle And Stage (Quang Cảnh Và Sân Khấu): giới thiệu tầm quan trọng của vũ công đến từ châu Á trong bối cảnh văn hóa năng động của những năm 1920 đến 1940.
Sites Of Exhibition (Những Địa Điểm Triển Lãm): đi sâu vào các nền tảng đa dạng mà các nghệ sĩ châu Á sử dụng để trưng bày tác phẩm của họ tại Paris, bao gồm các triển lãm theo chủ đề quốc gia, phòng trưng bày thương mại và salon.
Studio And Street (Studio Và Đường Phố): nêu bật tác động của đời sống xã hội và nghệ thuật phóng khoáng của Montparnasse (được biết đến là trung tâm nghệ thuật ở Paris) đối với các nghệ sỹ, đặc biệt là Foujita Tsuguharu. Phần này cũng mô tả một số người di cư nghệ thuật lâu dài đến Paris – bao gồm Sanyu và Pan Yuliang – chọn định cư tại khu vực Montparnasse.
Aftermaths (Lời kết): báo hiệu tác động của Thế chiến thứ hai và các phong trào phi thực dân hóa sau đó đối với thế giới nghệ thuật tại Paris.

Du khách có thể mua vé tham dự triển lãm thông qua trang website https://web.nationalgallery.sg/#/ với giá 25 đô la ( hoặc 15 đô la cho Công dân Singapore và Thường trú nhân)
Địa điểm: Singtel Special Exhibition Gallery, National Gallery Singapore