VIỆT NAM
Vị Thế Trong Nền Kinh Tế Sản Xuất Châu Á

Thảo Nguyên 22 tháng 06,2021

Giữa bối cảnh Trung Quốc và Hoa Kỳ đang diễn ra tranh chấp thương mại đầy căng thẳng, Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Giữ vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á, chi phí nhân công rẻ, cùng những chính sách đổi mới và cởi mở của nhà nước, Việt Nam hứa hẹn sẽ là quốc gia nắm vai trò quan trọng của chuỗi sản xuất cung ứng trong khu vực.

T

hời gian gần đây, Việt Nam đang được thế giới ghi nhận là một cứ điểm sản xuất quan trọng. Cơ sở hạ tầng phát triển khắp cả nước, là thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng như chi phí ngày càng tăng cao tại các địa điểm sản xuất truyền thống như Trung Quốc đã cho Việt Nam cơ hội thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới. Do vậy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ địa điểm sản xuất nhỏ thành một cứ điểm lớn và thành công.

Nhưng liệu điều này có kéo dài? Như nhiều nhà bình luận và các cộng đồng kinh doanh đã chỉ ra rằng xung đột thương mại toàn cầu là một chất xúc tác lớn, Trung Quốc đang trên con đường trở thành một quốc gia thu nhập bình quân cao, còn Việt Nam cũng từng ngày thắt chặt kết nối với kinh doanh toàn cầu. Liệu Việt Nam có duy trì được vị thế đang lên của một nền kinh tế sản xuất của châu Á? Theo nhận định của CBRE, câu trả lời rõ ràng là có, tuy vậy Việt Nam không thể ngủ quên trong chiến thắng tức thời, vì sẽ có rất nhiều quốc gia sẽ cũng sẽ tận dụng cơ hội từ chi phí sản xuất tăng cao của Trung Quốc cũng như các căng thẳng địa chính trị gần đây

Việt Nam không thể ngủ quên trong chiến thắng tức thời, vì sẽ có rất nhiều quốc gia sẽ cũng sẽ tận dụng cơ hội từ chi phí sản xuất tăng cao của Trung Quốc cũng như các căng thẳng địa chính trị gần đây.

TẠI SAO LÀ VIỆT NAM, TẠI SAO LÀ BÂY GIỜ?

Vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển sang giai đoạn cao hơn. Trong những thập niên vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện tốt vai trò làm công xưởng sản xuất cho toàn thế giới. Quốc gia này cũng trở thành một hiện tượng kinh tế trong lịch sử khi nhảy vọt từ một quốc gia thu nhập thấp lên thu nhập trung bình chỉ trong hai thế hệ. Sự thay da đổi thịt này có lợi rất lớn cho người dân và nền kinh tế Trung Quốc, tuy vậy, cơ cấu ngành của đất nước này đang dịch chuyển, chú trọng sản xuất để phục vụ cho thị trường nội địa và đồng thời đầu tư hơn cho ngành dịch vụ. Kết quả là Trung Quốc ngày càng ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu. Tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ chỉ càng đẩy nhanh quá trình này. Dù có thế nào, vai trò của Trung Quốc trong ngành sản xuất toàn cầu và xuất khẩu cũng sẽ thay đổi, Chính phủ Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự thay đổi này.

Đây là một tin tốt cho các thị trường đang phát triển của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Trong số đó, Việt Nam được tin rằng sẽ là quốc gia hưởng lợi chính và nhiều nhất từ sự dịch chuyển này của Trung Quốc.

Điều đáng mừng là có nhiều tác nhân để duy trì vị thế quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Theo nhận định của chúng tôi, tác nhân của sự dịch chuyển sản xuất xuất khẩu ra khỏi Trung Quốc có nhiều mặt. Quan trọng nhất chính là chi phí lao động thấp. Đồng thời, chi phí thuê đất ở Việt Nam cũng cạnh tranh hơn, ít dần các rào cản thương mại, kết nối trực tiếp vào chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng cải thiện và các chính sách hỗ trợ công nghiệp, bên cạnh các tác nhân khác, đang đảm bảo nền tảng vững chắc cho thành công hiện thời của ngành sản xuất Việt Nam.

Chi phí nhân công cạnh tranh là điểm thu hút chính cho các tập đoàn để mắt đến Việt Nam. Lương hằng năm của nhân công sản xuất tại Việt Nam thấp hơn khi so sánh với thế giới. Nhân công có tay nghề tại Việt Nam là một lựa chọn rất hợp lý trong khi lương của họ chỉ bằng một phần ba so với nhân công có tay nghề tại Trung Quốc.

Hơn thế nữa, Việt Nam còn có một vị trí địa lý chiến lược, góp thêm nhiều giá trị hơn khi so sánh với các quốc gia làng giềng ASEAN, ví dụ như Indonesia và Philippines.

Bên cạnh đó, các thành tố cơ bản tích cực của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, lạm phát thấp và ổn định đã trở thành những tác nhân chính giúp củng cố cho vị thế cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận những chính sách và cải cách thể chế đến từ chính quyền là cần thiết để củng cố ngành sản xuất trong dài hạn.

Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đang vượt mặt các quốc gia châu Á khác, ngoại trừ Trung Quốc, về ngân sách chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng, tính trên phần trăm của GDP. Việc này đã giúp hình thành nhiều hệ thống đường cao tốc mới, cảng biển theo tiêu chuẩn quốc tế và các sân bay hiện đại hơn để hỗ trợ nhu cầu của ngành công nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai.

Thêm vào đó, những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam đã góp phần quan trọng giúp nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn đến các thị trường xuất khẩu lớn bằng cách tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương (FTA). Việc tiếp tục sử dụng chính sách này rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam – điều mà các nhà hoạch định chính sách và cộng động kinh doanh đều hoàn toàn đồng ý. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đạt được rất nhiều các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương.

Hiện nay, Việt Nam đã có năm hiệp định thương mại trong nội bộ ASEAN, sáu cam kết khác được ký giữa ASEAN và các đối tác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand, bên cạnh bốn hiệp định tự do thương mại song phương khác.

Tại sao điều này lại quan trọng? Trên hết, những hiệp ước này đã xóa bỏ thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Nói cách khác, những hiệp ước đã nêu ở trên sẽ giúp các nhà sản xuất nước ngoài tổ chức sản xuất tại Việt Nam. Thêm nữa, các tập đoạn sản xuất tại Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế khi xuất khẩu sang các thị trường nằm trong các hiệp ước đã được ký kết.

Để tiếp sức cho kinh tế Việt Nam, đầu tư vào ngành sản xuất và cơ sở vật chất công nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục cần được ưu tiên. Chúng tôi không cho rằng quá trình này sẽ chậm lại trong tương lai khi mà Chính phủ đang rất quyết tâm để đưa Việt Nam lên một vị thế đặc biệt để thay thế Trung Quốc làm một thị trường sản xuất.

ĐÁP TRÊN ĐÔI CHÂN CỦA CHÍNH MÌNH

Bất động sản công nghiệp sẵn có là sống lưng cho bất kỳ nền kinh tế sản xuất đang phát triển nào. Tại Việt Nam, bối cảnh này sẽ không có gì khác, và sẽ phụ thuộc rất nhiều về điều kiện thuận lợi của thị trường bất động sản công nghiệp.

Năm 2019 tiếp tục là một năm có lợi đối với Việt Nam. Ví dụ, theo nghiên cứu của CBRE, giá đất công nghiệp tại một số thành phố chính tại Trung Quốc đã là 180 USD/m2. Khi làm phép so sánh tại Việt Nam, giá đất công nghiệp rơi vào khoảng 100-140 USD/m2. Đây rõ ràng là một điểm thu hút rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất tiềm năng.

Hơn thế nữa, bình quân giá thuê đất công nghiệp tăng vừa phải 5-8% mỗi năm tại Việt Nam. Giá thuê tại các khu công nghiệp ở Việt Nam đặc biệt là các khu có vị trí chiến lược và gần kết nối với các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang tăng.

Ví dụ như, giá thuê nhà xưởng và kho xây sẵn tại TP. HCM trung bình đạt $4.1/m2/tháng. Và giá thuê nhà xưởng công nghiệp xây sẵn ở miền Nam có thể đạt mức $8/m2/tháng tại một khu nhà xưởng cho thuê mới dành cho khách hàng Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tại phía Bắc, trung giá thuê xưởng xây sẵn và nhà kho tại giao động từ $3.5 đến $4/m2/tháng. Giá thuê cao nhất đạt được cho xưởng xây sẵn tại phía Bắc giao động từ $5.5 – $6 /m2/tháng cho các khu công nghiệp đã phát triển hạ tầng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng.

PHÍA TRƯỚC CUỘC CHƠI

Trong thời gian tới, CBRE cho rằng các khu công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển. Tỷ lệ lấp đầy tiêu chuẩn trong khoảng 70-90% sẽ được giữ vững và kết nối cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò quyết định trong lựa chọn địa điểm thuê. 

Trong một thống kê gần đây của CBRE, số lượng nhà máy tại Việt Nam trong danh sách nhà cung cấp của Apple đã tăng từ 16 trong năm 2015 đến 22 trong năm 2018, và tất cả đều là công ty FDI. Cũng theo xu hướng này, Samsung Electronics Co., Ltd trong năm vừa qua đã thông báo sẽ chấm dứt hoạt động các nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc. Hiện tại, 29 công ty Việt Nam đang là nhà phân phối loại 1 của Samsung. Tỷ lệ nội địa hóa đã tăng từ 34% tổng giá trị sản xuất vào năm 2014 lên 57% vào năm 2017. 

Rõ ràng rằng, hoạt động này đã nâng cao vị thế và tiếng tăm của Việt Nam như một thị trường sản xuất công nghiệp hàng đầu. Thời gian tới vẫn sẽ là thời điểm tốt để kinh tế phát triển khi mà sự hỗ trợ từ chính quyền, những khuyến khích thương mại và sự quan tâm của doanh nghiệp ngày một mạnh mẽ hơn. Phần còn lại của năm 2019 và cả năm 2020, chúng ta sẽ thấy Việt Nam tiếp tục tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp đến từ lợi ích của sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc.

Nguồn cung mới xuất hiện cả ở phía Bắc và phía Nam Việt Nam. Sự đa dạng hóa của các khu công nghiệp mới, các xưởng sản xuất và cơ sở hạ tầng chỉ ra rằng Việt Nam sẽ bước vào một thập kỷ mới trong một vị thế trọng yếu và thể hiện được mình là một quốc gia hưởng lợi chính trong quá trình tái cân bằng chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu nói chung và Trung Quốc nói riêng.

BẠN SẼ THÍCH

Hotel & Resort

FOUR POINTS BY SHERATON HÀ GIANG
Khách Sạn Thương Hiệu Quốc Tế Đầu Tiên Tại Hà Giang

Deluxe Vietnam
Hotel & Resort

WALDORF ASTORIA BEIJING
Bắt Nhịp Cùng Sự Thay Đổi Trong Ngành Du Lịch Xa Xỉ

Deluxe Vietnam
Căn Hộ

PINETREE HILL
Sống Chậm Nơi Đảo Quốc Xanh

Deluxe Vietnam
Hotel & Resort

PARK HYATT NEW YORK
Manhattan Suite: Đỉnh Cao Sang Trọng Tại NYC

Deluxe Vietnam
Thị Trường

PORSCHE DESIGN
Đêm Không Ngủ Ở Bangkok

Deluxe Vietnam

Xu hướng

Nhà cửa

XU HƯỚNG SÂN VƯỜN 2021
Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên

Thảo Nguyên
Nhà cửa

XU HƯỚNG THIẾT KẾ 2021
Trọn Vẹn Một Mùa Yêu Thương

Hằng Nho
Văn Phòng

XU HƯỚNG VĂN PHÒNG 2021
Thi Vị Hóa Không Gian Làm Việc

Thảo Nguyên
Điểm đến

AMANSARA
Một Nét Hoài Niệm Về Đông Dương

Minh Quân
Điểm đến

BANYAN TREE
Vấn Vương Lòng Viễn Khách

Minh Quân
error: Content is protected !!