LUXURY INDUSTRY AFTER COVID-19
Tương Lai Nào Cho Luxury Sau Đại Dịch

Hằng Nho 23 tháng 07,2021

Cuộc khủng hoảng Covid-19 là loại tình huống mà thế giới của chúng ta chưa từng trải qua trước đây. Nó không chỉ đơn thuần là đại dịch toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến quan điểm sống và hành vi tiêu dùng của mỗi một chúng ta và trên toàn xã hội. Mặc dù ở các quốc gia còn nằm trong giãn cách xã hội hay các cửa hiệu vẫn đóng cửa im lìm, thì ở tại một số quốc gia khác nhu cầu mua sắm và tiêu tiền của giới siêu giàu đã làm tăng doanh số bán của những thương hiệu hàng đầu thế giới.

T

heo nhận xét của một số nhãn hàng cao cấp và những giám đốc khối tài chính cá nhân, virus corona thậm chí còn không bỏ qua cho các thành viên của gia đình Hoàng gia hoặc các chính trị gia hàng đầu – những cá nhân mà theo lẽ thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại khủng hoảng nào khác, giờ đây lại bị virus nhỏ xíu này làm khủng hoảng, chông chênh. Và không ngoại lệ, tình huống này đang gây ra tác động to lớn đến mức độ sẵn sàng chi tiền của người tiêu dùng hoặc có lẽ chính xác hơn là nhận thức của họ về việc tiêu tiền ở thời điểm nhạy cảm này vì họ không biết sẽ thế nào nếu không có ngày mai?

Theo báo cáo của Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng (ICS), virus Corona đã tác động mạnh đến cách người tiêu dùng nhìn nhận tình hình tài chính của họ. Tâm lý này đặc biệt ảnh hưởng đến những khách hàng có thu nhập cao. Nói cách khác, có những nhóm người không còn cảm thấy thoải mái khi chi số tiền lớn cho những hàng hóa xa xỉ và dịch vụ không cần thiết và nhóm người khác lại sẵn sàng chi tiền để mua những món hàng đắt tiền mà họ thường không quan tâm trước khi xảy ra đại dịch.

Vì lẽ đó, Altagamma, cùng với Tập đoàn Tư vấn Boston và Bernstein, ước tính rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu Covid-19 sẽ khiến doanh thu của ngành hàng xa xỉ giảm từ 30 tỷ đến 40 tỷ Euro. Tuy nhiên, bất chấp những lý lẽ phân tích ảm đạm này, chắc chắn rằng ngành công nghiệp lâu đời sẽ phục hồi trở lại. Câu hỏi được đặt ra chỉ là khi nào và ở dạng nào? Có một số yếu tố mà các thương hiệu hàng xa xỉ nên xem xét ngay bây giờ để chuẩn bị “tái sinh từ biển lửa”.

BẢN CHẤT CON NGƯỜI KHÔNG THAY ĐỔI

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của lĩnh vực xa xỉ là chi tiêu thường không dựa trên quá trình ra quyết định và lý trí hợp lý, mà dựa trên cảm xúc và tình cảm. Tuy rằng cuộc khủng hoảng bất ngờ này chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến xã hội, thế nhưng nó hoàn toàn không có khả năng ảnh hưởng đến chính gốc rễ của bản chất con người.

Sau nhiều tháng thắt lưng buộc bụng và cô lập, khách hàng có thể sẵn sàng quay trở lại cuộc sống của họ giống như trước khi xảy ra đại dịch và tận hưởng các dịch vụ sang trọng bao gồm du lịch sang trọng, giải trí, đồ ăn thức uống và dịch vụ spa.

Theo Chris Gray, người sáng lập công ty Tư vấn tâm lý Người tiêu dùng Buycology, chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng thường nghiêng về danh tính và bảo mật. Kết hợp điều này với bản chất của sự sang trọng, chúng ta có thể nhận ra rằng các sản phẩm và dịch vụ xa xỉ nhất định sẽ được ưa chuộng trở lại. Bằng chứng cho điều này chính là việc Hermès báo cáo doanh thu kỷ lục 2,7 triệu đô la vào ngày đầu tiên mở lại cửa hàng hàng đầu ở Quảng Châu.

KHI BIÊN GIỚI TÁI MỞ CỬA

Rất khó để dự đoán chính xác loại hình dịch vụ du lịch và khách sạn mà khách hàng sẽ lựa chọn ngay sau cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, du lịch biển, trượt tuyết, tham quan và mua sắm chắc chắn sẽ đứng dầu trong danh sách lựa chọn. Một số nhà phân tích cho rằng du lịch nội địa sẽ “hồi sức” nhanh hơn du lịch quốc tế. Trong khi điều này rất có thể sẽ xảy ra với các dịch vụ từ tầm thấp đến tầm trung thì các doanh nghiệp khách sạn hạng sang rất có thể sẽ bắt đầu nhận đặt phòng ngay khi biên giới mở cửa trở lại. Tuy nhiên, họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng ngay khi thời cơ ập đến.

Để phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng hiện tại cũng như vượt qua khó khăn kinh tế mà nó gây ra, các doanh nghiệp cần phải tìm ra một hướng đi sáng tạo hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc sát nhập và hợp tác giữa các thương hiệu khác nhau và các lĩnh vực khác nhau của ngành chắc chắn có thể củng cố vị trí của những cái tên nhỏ lẻ. Điều tích cực có thể thấy là một số quốc gia đã hành động cho tương lai khi tự quảng bá mình như một điểm đến sẵn sàng chào đón khách du lịch ngay biên giới được mở cửa. Ý và Síp là những quốc gia xuất sắc thực hiện những sáng kiến như vậy.

ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG DI SẢN

Điều quan trọng cần nhớ là giá trị của các thương hiệu xa xỉ đều dựa trên những câu chuyện và di sản. Đây là thời điểm vàng để các công ty thể hiện cho công chúng thấy giá trị thực sự của họ là gì và họ sẵn sàng cống hiến bao nhiêu để gìn giữ những giá trị này.

Những tin tức của ngày hôm nay sẽ trở thành bài nghiên cứu điển hình trong sách giáo khoa và câu chuyện tiếp thị được kể trong vài thập kỷ tới. Hiện tại chính là thời điểm không thể tốt hơn để xây dựng thương hiệu mạnh cho tương lai. Trong tình hình khó khăn này, nhiều công ty xa xỉ đang tích cực hỗ trợ cuộc chiến chống lại virus thông qua các khoản quyên góp bằng hiện vật hoặc tài chính. Moncler, Richemont Group, Ralph Lauren và Capri Holdings là những công ty đã đóng góp tài chính cho các hiệp hội và bệnh viện.

Các tập đoàn khác, chẳng hạn như Tập đoàn Armani và LVMH, đã chuyển đổi địa điểm sản xuất của họ thành nhà máy để tạo ra nguyên liệu giúp các nước đang thiếu hụt nguồn cung cấp y tế. Bulgari đã biến các nhà máy sản xuất nước hoa thành nơi sản xuất nước rửa tay, trong khi Tập đoàn Armani sản xuất áo choàng bệnh viện. Nhiều thương hiệu thời trang đang may khẩu trang, mặt nạ – những mặt hàng đang có nhu cầu cao trên toàn thế giới. Đây đều là những sáng kiến xuất sắc, cả từ quan điểm trách nhiệm xã hội lẫn chiến lược tiếp thị. Những sáng kiến như vậy không chỉ giúp chống lại sự bùng phát mà còn cho thấy rằng, trong hoàn cảnh khó khăn, sự an toàn của con người vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Đối với các thương hiệu cao cấp, những hành động vì cộng đồng như thế này là cách để công ty cho người tiêu dùng thấy rằng mình thực sự quan tâm đến công chúng. Tất cả các công ty lớn đều tự hào về các chính sách trách nhiệm xã hội tuyệt vời; nhưng trong tình hình hiện tại, chúng mới được thử nghiệm và phát huy hiệu quả tối đa. Các giám đốc điều hành cũng như chủ sở hữu của các công ty trên khắp thế giới đang trở thành tiêu điểm theo dõi và đánh giá về kỹ năng lãnh đạo cũng như các quyết định trong giai đoạn này.

Covid-19 có thể đã thay đổi cách chúng ta làm việc, tương tác, mua sắm và giết thời gian. Thế nhưng nó sẽ không thay đổi được chúng ta là ai và chúng ta muốn gì từ cuộc sống. Dừng lại một chút và chậm rãi suy ngẫm, mọi người sẽ càng thêm coi trọng tính chân thực và những giá trị ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và cuối cùng, sau nhiều tháng cô lập và hoang mang, khách hàng trên khắp thế giới sẽ khát khao được trải nghiệm lại cuộc sống.

Và trong “cuộc chiến kinh doanh” hậu Covid-19, những công ty nào có thể mang đến trải nghiệm thay vì chỉ đơn thuần là dịch vụ, thì sẽ trở thành người dẫn đầu.

BẠN SẼ THÍCH

Phụ kiện

JAMES SMITH & SONS UMBRELLAS
Bạn Đồng Hành Dưới Nắng Mưa

Deluxe Vietnam
Trang phục

PITTI UOMO
Nơi Hội Ngộ Của Thời Trang Ý

Deluxe Vietnam
Đồng hồ

ROLEX
Tìm Về Nơi Khởi Nguồn Của Sông Cassai

Deluxe Vietnam
Phụ kiện

HIGHGROVE
Nâng Niu Nghệ Thuật Làm Nón Truyền Thống

Deluxe Vietnam
Phụ kiện

THE STORY OF SEMI-PRECIOUS STONES
Bản Tình Ca Của Các Sắc Màu

Deluxe Vietnam

Xu hướng

Nhà cửa

XU HƯỚNG SÂN VƯỜN 2021
Hòa Mình Cùng Thiên Nhiên

Thảo Nguyên
Nhà cửa

XU HƯỚNG THIẾT KẾ 2021
Trọn Vẹn Một Mùa Yêu Thương

Hằng Nho
Văn Phòng

XU HƯỚNG VĂN PHÒNG 2021
Thi Vị Hóa Không Gian Làm Việc

Thảo Nguyên
Điểm đến

AMANSARA
Một Nét Hoài Niệm Về Đông Dương

Minh Quân
Điểm đến

BANYAN TREE
Vấn Vương Lòng Viễn Khách

Minh Quân
error: Content is protected !!