NOT EVERYTHING IS A RECESSION INDICATOR
Thời Trang Đang Phản Ánh Điều Gì?
Deluxe Vietnam 17 tháng 04,2025

Một vài ý kiến cho rằng sự trở lại của business casual (phong cách công sở thoải mái) trong câu lạc bộ là dấu hiệu suy thoái kinh tế. Trên mạng, mọi thứ từ áo peplum(áo có thiết kế xòe rộng phần eo), indie sleaze (phong cách bụi bặm, bất cần, tuỳ hứng), skinny jeans (quần bò bó sát) cho tới khăn quàng mảnh đều được “chuẩn đoán” là dấu hiệu khủng hoảng. Nhưng như mọi hiện tượng mạng, trò chơi đoán bệnh kinh tế qua phong cách ăn mặc có lẽ đang đi quá xa. Trong thời trang, điều gì thật sự báo hiệu một cuộc suy thoái?
T
a có thể lập luận rằng những dáng quần skinny là dấu hiệu suy thoái vì đơn giản chúng dùng ít vải hơn. Hay rằng sự trở lại của indie sleaze là lời nhắc nhớ về kỷ nguyên hậu khủng hoảng 2008. Nhưng nhìn chung, đó chỉ là ví dụ điển hình cho tính chu kỳ của thời trang.Khi “dấu hiệu suy thoái” bị áp đặt lên mọi xu hướng, chúng ta dễ đánh mất cái nhìn toàn cảnh, không phân biệt được đâu là chu kỳ đơn thuần, đâu là sự phản chiếu văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có những dấu hiệu kinh tế đang dấy lên cảnh báo. Một khảo sát gần đây của Deutsche Bank cho thấy khả năng Mỹ rơi vào suy thoái là 43%. Lần gần nhất Mỹ trải qua suy thoái (ngoài đại dịch) là năm 2008 — thời kỳ mà giới thời trang được nhớ đến chủ yếu vì hai điều: Phoebe Philo, và business casual.
Sự xuất hiện của Phoebe Philo tại Celine nhanh chóng trở thành biểu tượng, định hình thời trang trong hơn một thập kỷ. Chủ nghĩa tối giản của cô phản ánh thời cuộc, khi giới thượng lưu ăn mặc dè dặt hơn, bởi việc phô trương không phù hợp trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
“Quiet luxury” (xa xỉ lặng thầm) – một xu hướng đang lan rộng trên mạng và văn hóa đại chúng – cũng bắt nguồn từ đó. Quiet luxury cổ vũ một hình ảnh đồng nhất, tinh tế, không logo, dễ tiếp cận. Nó có thể được xem như một dấu hiệu của suy thoái sắp đến, hơn là chiếc khăn quàng mảnh của Timothée Chalamet.

Trong bối cảnh này, các thương hiệu đại chúng như The Row, COS, hay Uniqlo lại trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Chúng cho phép khách hàng duy trì hình ảnh chỉn chu, tinh tế mà không cần đầu tư vào những món hàng hiệu đắt đỏ.

Nếu nhìn rộng hơn, điều khiến thời kỳ hậu khủng hoảng được nhớ tới chính là việc business casual trở thành phong cách vừa đi làm, vừa đi chơi đêm. Nửa đầu những năm 2010, thế hệ Millennials bước vào hộp đêm với áo vest, áo peplum, blazer và quần tây. Trong bối cảnh khủng hoảng, một tủ đồ đa dụng được ưu tiên, đồ mặc họp lúc 10h sáng trở thành đồ đi tiệc lúc 10h đêm — một hệ quả thú vị của xu hướng tiêu dùng thời suy thoái.
Tháng này tại Paris, bộ sưu tập Thu/Đông 2025 của Stella McCartney mang chủ đề “từ laptop đến lap dance”, phản ánh hình ảnh người phụ nữ hiện đại giữa công sở và đời sống cá nhân. Trên sàn diễn, phong cách “business casual đi club” của 15 năm trước một lần nữa sống lại.

Dù chưa thể chắc chắn liệu năm 2025 có xảy ra suy thoái hay không, nhưng thời trang — đặc biệt là phân khúc xa xỉ — đang chuẩn bị cho những thay đổi trong thói quen tiêu dùng. Ngay cả khi các chuyển biến về phong cách không phản ánh trực tiếp xu hướng kinh tế vĩ mô, chúng vẫn tiết lộ nhiều điều về trạng thái hiện tại của ngành.
